Làm Thế Nào Để Phát Triển Tư Duy Sáng Tạo Của Trẻ?


Làm Thế Nào Để Phát Triển Tư Duy Sáng Tạo Của Trẻ?
Thứ Hai, 08/01/2024 Đăng bởi: KINDERLOVE

Sáng tạo là khả năng giúp trẻ linh hoạt ứng biến với các vấn đề trong cuộc sống. Một đứa trẻ có tư duy sáng tạo tốt thường được đánh giá là rất thông minh. Chính vì thế, phát triển tính sáng tạo của trẻ là điều được nhiều bậc phụ huynh đặc biệt chú trọng.

Quan điểm về tính sáng tạo của trẻ theo Montessori

Tính sáng tạo của trẻ là gì?

Sáng tạo là khả năng nhìn nhận vấn đề để tìm ra phương thức, cách giải quyết mới trong một lĩnh vực nào đó. Tuy nhiên, sự sáng tạo ở trẻ em so với người lớn lại không thực sự giống nhau. 

Sự sáng tạo ở người lớn thể hiện trong việc họ tạo ra những cái mới một cách có chủ đích sau quá trình nỗ lực nghiên cứu, tìm tòi. Nó mang tính bền vững, lâu dài. Đối với những đứa trẻ, tính sáng tạo của chúng lại đến từ từ sự bắt chước, mô phỏng những điều diễn ra xung quanh và thường không có chủ đích. Và, điều này phụ thuộc phần lớn vào cảm xúc, những tình huống cụ thể và thường không có tính bền vững.

Sự sáng tạo đôi khi thể hiện ở những câu chuyện mà bé tự nghĩ, bức tranh trẻ vẽ những gì xuất hiện trong đầu, hay những hành động, cử chỉ mô phỏng theo những gì trẻ nhìn thấy trong cuộc sống hàng ngày… 

Tầm quan trọng của việc kích thích tư duy sáng tạo đối với trẻ

Tại hầu hết các trường học ở Việt Nam hiện nay, đặc biệt là những ngôi trường đang theo đuổi phương pháp giáo dục hiện đại, việc kích thích tư duy sáng tạo của trẻ là điều đặc biệt được chú trọng. Bởi nhiều người nhận ra rằng, tư duy sáng tạo có thể giúp một người trở nên nhạy bén hơn và giải quyết vấn đề tốt hơn. Điều này sẽ giúp họ dễ dàng thích ứng với sự phát triển của cuộc sống và biết cách tận dụng tối đa những cơ hội đến với mình.

Mỗi một đứa trẻ đều có thế mạnh, khả năng tư duy riêng, và để trẻ có thể phát huy tối đa được điều đó thì sẽ rất cần có sự quan tâm, hướng dẫn của các bậc cha mẹ.

8 hoạt động giúp phát triển tư duy sáng tạo cho trẻ cha mẹ nên áp dụng

Sử dụng câu hỏi có điều kiện và những câu hỏi mở khi giao tiếp với trẻ

“Điều gì sẽ xảy ra nếu như con người có thể bay như chim?”

“Nếu có người ngoài hành tinh thì điều gì sẽ xảy ra?”

Giáo sư Melissa Burkley đã chỉ ra trong một nghiên cứu, câu hỏi “Nếu…thì như thế nào?” hay “Điều gì xảy ra nếu…?” có tác dụng kích thích khả năng sáng tạo của trẻ cực kỳ hiệu quả. Với những câu hỏi không có đáp án đúng kiểu này, trẻ sẽ có thể tự do trả lời theo cách mà chúng muốn, chúng nghĩ và chắc chắn sẽ mang lại nhiều điều bất ngờ cho ba mẹ.

Kích thích sự sáng tạo của trẻ thông qua các hoạt động tư duy hình tượng

Vẽ tranh kích thích tư duy sáng tạo

  • Vẽ tranh

Trước tiên, để trẻ làm quen với giấy bút, màu sắc, ba mẹ hãy dạy cho trẻ cách vẽ các nét cơ bản, cách tô màu. Khi con đã thành thạo, hãy để trẻ phát huy tư duy sáng tạo của mình thông qua cách phác họa lại các sự vật, sự việc và cách sử dụng màu sắc cho bức tranh của bé.

  • Làm các món đồ thủ công

Bên cạnh vẽ tranh, ba mẹ cũng có thể trang bị cho bé các dụng cụ như giấy màu, hồ dán, đất nặn, kéo,... và hướng dẫn bé cách chơi với chúng cũng như cách sắp xếp bố cục và cắt, dán,... Khi trẻ đã có đủ những kỹ năng cần thiết cho hoạt động này, ba mẹ hãy để trẻ tự do lên ý tưởng và tạo ra những gì chúng muốn. Đây là cách rất hiệu quả để phát triển tính sáng tạo của trẻ.

Những sai lầm của trẻ cũng có thể phát triển tư duy sáng tạo

Sai lầm là cách để mua nhiều bài học giá trị nhất. Nhiều ba mẹ cho rằng việc mắc một sai lầm nào đó có thể khiến trẻ mất đi động lực và tinh thần. Tuy nhiên, đây lại là cách rất tốt để con học hỏi và “vỡ” ra nhiều bài học đắt giá, nhiều giải pháp mới sau những trải nghiệm sai lầm đó. Từ đó, khả năng sáng tạo của bé cũng phát triển theo.

Do vậy, ba mẹ đừng vì sợ con sai lầm mà cấm đoán con làm. Thay vào đó hãy khích lệ, động viên con vực dậy sau những sai lầm và nhìn nhận sự việc theo một khía cạnh khác tích cực hơn.

Các hoạt động liên quan đến màu sắc

Trẻ em vốn rất hứng thú với những sắc màu rực rỡ như đỏ, vàng,... Do đó, ba mẹ có thể dạy trẻ cách nhận biết các màu sắc thông qua các món đồ chơi, điển hình như bộ đồ chơi “Những khối gỗ đầu tiên” của Kinderlove. 

Những khối gỗ đầu tiên - Đồ chơi Montessori của Kinderlove

Trong ảnh: Những khối gỗ đầu tiên trong Hộp đồ chơi Khám Phá cho các bé 8-9 tháng tuổi

Các khối gỗ với đủ màu sắc chắc chắn sẽ khiến trẻ vô cùng thích thú. Bên cạnh đó, ba mẹ cũng để con có thể thỏa sức vui chơi, nhìn nhận thế giới xung quanh và sáng tạo theo những suy nghĩ hồn nhiên của chúng, điều này sẽ rất hữu ích cho sự phát triển tư duy sáng tạo của trẻ.

Luyện tập về tư duy logic

Vừa học vừa chơi là một trong những cách tốt nhất để phát triển tư duy sáng tạo cho trẻ. Ở lứa tuổi mầm non, các trò chơi sáng tạo như: các trò chơi ghi nhớ nhanh, đoán hình, tìm điểm khác nhau, tìm các hình vẽ tương đồng, sẽ giúp bé có được trí tưởng tượng phong phú, phát triển khả năng vận động và tư duy logic. Ngoài ra, các bộ trò chơi như: ghép hình hình học, xếp hình nhiều tầng và một số bộ đồ chơi khác của Kinderlove cũng là lựa chọn tuyệt vời để kích thích sự sáng tạo trong trẻ.

Đồ chơi giáo dục Montessori của Kinderlove - Ghép hình hình học

Trong ảnh: Ghép hình hình học trong Hộp đồ chơi Chuyển Động của Kinderlove cho bé 14-15 tháng tuổi

Trò chơi nhập vai

Đây là trò chơi giúp khơi dậy tư duy sáng tạo mang tên “đạo diễn” trong bé. Cùng với các món đồ chơi của mình như thú bông, búp bê,... hay những người bạn đồng trang lứa, trẻ sẽ tự lên những kịch bản để tha hồ “nhập vai” trong vở kịch của chính mình. Điều này rất hữu ích trong quá trình phát triển tính sáng tạo của trẻ.

Mỗi ngày sẽ là một bài học mới đối với trẻ

Dù có bận rộn đến đâu, mỗi ngày, cha mẹ hãy dành ra một khoảng thời gian nhất định để trang bị những kiến thức về các sự vật, sự việc diễn ra xung quanh cho con. Chẳng hạn như một câu chuyện trước khi đi ngủ, cuộc trò chuyện ngắn khi chở con đến trường, hay một vài câu chuyện nhỏ trong bữa ăn…

Như vậy, tích tiểu thành đại, mỗi ngày con bạn sẽ được nạp vào trong đầu một chút kiến thức mới, giúp bổ trợ thêm cho trí tưởng tượng, khả năng sáng tạo của trẻ.

Môi trường thiên nhiên xung quanh sẽ dạy cho trẻ nhiều điều

Con trẻ tiếp thu và ghi nhận những thứ chúng nhìn thấy xung quanh, môi trường thiên nhiên cũng vậy. Đó là cơ sở để trẻ có thể phát triển trí tưởng tượng, khả năng sáng tạo của mình. Chính vì thế, ba mẹ hãy tạo điều kiện để bé được tham gia vào các hoạt động ngoài trời, gắn kết với môi trường thiên nhiên nhằm khuyến khích phát triển tư duy trẻ và hình thành nên ý thức bảo vệ môi trường.

Phương pháp Montessori khuyến khích trẻ kết nối với môi trường

Ba mẹ không chỉ là người chăm sóc, nuôi dưỡng con mà còn là người bạn sẽ đồng hành cùng con trong suốt chặng đường phát triển và hoàn thiện bản thân. Và, trên chặng đường phát triển đó, việc tạo một môi trường để cho bé thỏa sức sáng tạo, khám phá tất cả khả năng tiềm ẩn của mình là điều vô cùng quan trọng. Nếu ba mẹ mong muốn con yêu của mình có thể phát triển tư duy sáng tạo, có khả năng ứng biến linh hoạt trong mọi tình huống thì hãy áp dụng ngay 8 hoạt động mà Kinderlove chia sẻ trên đây nhé.

 

Mọi thông tin liên hệ:

CÔNG TY TNHH KINDERLOVE

Viết bình luận:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: