-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Thứ Hai,
08/01/2024
Đăng bởi: KINDERLOVE
Sự phát triển khả năng vận động của trẻ nhỏ bắt đầu từ khi là bào thai cho đến suốt quá trình lớn lên. Trong nội tâm trẻ tồn tại sự tò mò, hiếu kỳ và khao khát được khám phá thế giới xung quanh. Sự vận động xuyên suốt quá trình lớn lên là phương tiện giúp trẻ nâng cao thể lực, thể chất để tìm hiểu mọi điều mới lạ.
Cha mẹ với bản năng bảo bọc và yêu thương chăm sóc, trong lòng luôn thường trực nỗi lo lắng khiến họ dễ rơi vào lối mòn của sự kiểm soát. Vô tình, cha mẹ lúc đó đã cản trở quá trình tự do khám phá những điều mới lạ của con.
Tại sao trẻ cần sự tự do để phát triển khả năng vận động?
Sự vận động của trẻ cần có tự định hướng tự do và tích cực, khiến trẻ được độc lập thông qua nỗ lực của bản thân. Tuy nhiên, người lớn lại hay theo thói quen mà chăm sóc trẻ từng li từng tí. Trong suy nghĩ của cha mẹ, trẻ được mặc định là không thể làm được những việc đó hoặc làm không tốt, cha mẹ làm sẽ nhanh hơn.
Tương tự đối với quá trình chăm sóc, quá trình trẻ hoạt động vui chơi cũng vậy. Cha mẹ luôn lo lắng trẻ có thể bị ngã, bị đau, bị bẩn hoặc bị ốm. Cha mẹ sẽ không muốn con quá nghịch ngợm, hiếu động, thường chỉ muốn trẻ chơi những hoạt động tĩnh, ngồi yên một chỗ.
Cuộc sống khiến người lớn cảm thấy mệt mỏi, áp lực cũng dễ khiến cho cha mẹ cảm thấy không muốn đưa con ra ngoài chơi, không muốn con bày bừa ra nhà, chạy nhảy quá nhiều. Tuy nhiên, trẻ nhỏ cần vận động tự do để phát triển hoàn thiện các kỹ năng.
Trẻ nhỏ tự mình hiểu rõ con muốn phát triển kỹ năng gì trong giai đoạn nào. Trẻ sẽ tìm cách để tìm hiểu và thực hành các hoạt động rèn luyện cần thiết. Cha mẹ sẽ là người hướng dẫn và tạo điều kiện để con được tự do khám phá.
Trẻ cần sự tự để phát triển khả năng vận động bởi sự vận động gắn liền với sự phát triển nhận thức, phát triển trí tuệ. Những sự giới hạn sẽ làm các kỹ năng của trẻ bị trễ so với độ tuổi, kéo dài thời gian hoàn thiện, thậm chí gây thiếu hụt kỹ năng cần thiết. Trẻ sẽ rất thiệt thòi nếu mất đi sự chủ động khám phá.
Những lúc vận động là những lúc trẻ cũng đang tìm hiểu các kiến thức mới, thúc đẩy hoạt động phát triển nhận thức. Sự vận động còn là hiểu hiện của thế giới nội tâm khi trẻ chưa biết nói. Sự phát triển thể chất sẽ song hành cùng phát triển trí tuệ.
Sự vận động cũng kích thích khả năng ngôn ngữ của trẻ. Những em bé thường xuyên được vận động tương tác là những bé sẽ có khả năng ghi nhớ tốt hơn so với các bé học nói một cách thụ động, nhàm chán.
Trẻ cũng cần được đốt năng lượng thông qua các hoạt động thể chất, góp phần ổn định tâm lý. Bên cạnh đó, trẻ được thư giãn và giải tỏa cảm xúc tiêu cực, nhất là thời kỳ nhạy cảm, thời kỳ khủng hoảng. Chính vì thế, các hoạt động vận động thường được sử dụng để trị liệu cho trẻ đặc biệt.
Thực hành tôn trọng sự tự do khám phá của trẻ
Trong ảnh: Ghép hình con vật Montessori trong Hộp đồ chơi Phối Hợp cho bé 16-17 tháng tuổi
Để có thể thực sự tôn trọng trẻ, tôn trọng các lựa chọn trong việc vui chơi học hỏi của con, cha mẹ cần giải quyết nỗi lo lắng và cảm giác muốn kiểm soát trong mình.
Chuẩn bị cho trẻ một môi trường an toàn, khơi gợi sáng tạo
Cha mẹ cần chuẩn bị cho con một môi trường vui chơi khám phá an toàn. Nếu cần ra ngoài, cha mẹ cần phải lựa chọn những nơi không chứa nguy hiểm tiềm ẩn như sông hồ, địa hình không bằng phẳng. Hiện nay có nhiều khu vui chơi an toàn dành cho trẻ, trong đó có nhiều đồ chơi, dụng cụ, hoạt cảnh thú vị để trẻ thỏa sức vui chơi, vận động sáng tạo.
Những khu vui chơi gắn liền với thiên nhiên được thiết kế an toàn đối với trẻ, khơi gợi sự tìm tòi khám phá cũng là một lựa chọn đáng cân nhắc khi trẻ đủ cứng cáp. Trẻ được gắn bó với thiên nhiên sẽ nuôi dưỡng tình yêu tự nhiên, gìn giữ môi trường sống.
Không gián đoạn quá trình trẻ đang chơi hoặc tìm hiểu sự vật hiện tượng
Cha mẹ thường lo lắng những tổn thương khi con bị va chạm, sợ rằng con sẽ ốm hoặc bị bệnh đường ruột nếu lấm bẩn. Thế nhưng, trẻ cần thực sự được chạm vào những bề mặt đất cát, được sờ những chiếc lá, cánh hoa và các con vật thì trẻ mới có thể ghi nhớ và hiểu được những đặc điểm của sự vật hiện tượng đó.
Sự học hỏi của trẻ cần đến từ những cảm nhận thực tế chứ không phải chỉ từ những mô tả của người lớn hoặc hình ảnh sách vở. Khi trẻ đang tự mình sử dụng các giác quan để cảm nhận hương vị, màu sắc, mùi hương, âm thanh cũng như cảm nhận xúc giác thì đó là lúc trẻ đang học hỏi những điều mới.
Nếu cha mẹ gián đoạn quá trình tìm tòi của trẻ, trẻ sẽ cảm thấy bị ức chế, đồng thời con không học được những bài học mới. Những vết xước có thể lành, những vết bẩn có thể giặt sạch, thế nhưng kiến thức của con sẽ không được thu thập. Bởi vậy, cha mẹ chỉ cần cố gắng một chút là có thể đổi lại những bài học ý nghĩa đầu đời cho con.
Cung cấp dinh dưỡng và củng cố sức đề kháng cho trẻ
Để sự phát triển khả năng vận động của trẻ được thuận lợi, cha mẹ cần cung cấp đủ dinh dưỡng cho con qua các bữa ăn, giấc ngủ một cách khoa học. Khi trẻ đã được nhận đủ dinh dưỡng, vận động hợp lý trẻ sẽ có được một sức đề kháng khỏe mạnh. Việc tiêm chủng và khám sức khỏe sàng lọc từ sơ sinh cũng rất quan trọng đối với việc phát triển thể lực cho bé.
Tuy nhiên, cha mẹ cần tỉnh táo để lựa chọn những nguồn cung cấp dinh dưỡng từ thực phẩm thiết yếu. Những sản phẩm bổ sung phải tuân theo chỉ định của bác sĩ thay vì nghe truyền miệng. Cha mẹ tránh nghe những lời quảng cáo về các loại sản phẩm kích thích ăn ngon một cách mù quáng, để rồi mất tiền mà không thực sự mang lại hiệu quả cho sức khoẻ của con.
Kiên nhẫn hướng dẫn trẻ và không nên nổi nóng
Có lúc trẻ sẽ trải nghiệm những hoạt động cần sự hướng dẫn của cha mẹ. Sự tương tác với cha mẹ giúp cho sợi dây kết nối với con trở nên bền chặt. Tuy nhiên, trẻ có thể sẽ không làm tốt được ngay. Quá trình học hỏi của trẻ sẽ cần rất nhiều lần thử sai, những lần làm lại. Cha mẹ cần kiên nhẫn đợi con hòa nhập thay vì nổi nóng và “gắn” nhãn cho con là chậm hiểu, là kém cỏi.
Sự bực tức, giận dữ của cha mẹ chỉ khiến trẻ mất tự tin, ngày càng khép mình và không dám trải nghiệm, không dám thử thách. Hơn nữa, những thái độ tiêu cực đó chính là biểu hiện của việc cha mẹ không tôn trọng trẻ. Nếu đổi lại là một người lớn khác tham gia cùng cha mẹ thì chắc chắn cha mẹ sẽ không tùy tiện thể hiện cảm xúc tiêu cực.
Trẻ thực sự cần cha mẹ thông thái hỗ trợ con trên con đường hoàn thiện các kỹ năng của bản thân. Sự phát triển khả năng vận động của con là một quá trình kéo dài trong suốt quá trình trưởng thành. Trẻ nhỏ tập bò, tập đi, lớn lên sẽ tập bơi lội, chơi bóng. Thế nhưng nền tảng phát triển của con lại phụ thuộc vào mấy năm đầu đời.
Tuổi thơ qua đi sẽ không quay lại nữa, hy vọng cha mẹ thông thái đều sẽ tin tưởng vào sự tự do khám phá của trẻ. Sự tôn trọng đối với con cái rất quan trọng, không chỉ với một giai đoạn bất kỳ mà là trong suốt thời gian trưởng thành. Việc đó không chỉ thể hiện sự đồng hành của cha mẹ mà còn là một cách giáo dục con biết tôn trọng bản thân, tôn trọng mọi người.
Mọi thông tin liên hệ:
CÔNG TY TNHH KINDERLOVE
Website: https://kinderlove.vn
Zalo: 0334549012
Email: hello@kinderlove.vn
Bài viết khác:
- 8 Phương Pháp Dạy Con Thông Minh Sớm Mà Ba Mẹ Cần Biết
- Chậm nói ở trẻ nhỏ: Nguyên nhân do đâu và cách khắc phục
- Giáo Dục Sớm Là Thế Nào? Ưu Nhược Điểm Bố Mẹ Nên Biết
- Tổng Hợp Các Phương Pháp Giáo Dục Sớm Cho Trẻ Hay Nhất
- Dạy Con Thông Minh Sớm - Phương Pháp Siêu Hay Cho Bố Mẹ
- Giáo Dục Sớm Cho Trẻ - Liệu Có Nên Hay Không?