Mẹo nuôi dưỡng trí tò mò của trẻ


Mẹo nuôi dưỡng trí tò mò của trẻ
Thứ Hai, 08/01/2024 Đăng bởi: KINDERLOVE

Trí tò mò là khởi nguồn của học hỏi

Trẻ càng tò mò thì càng học được nhiều. Nuôi dưỡng trí tò mò của trẻ là một trong những việc quan trọng nhất mà bố mẹ có thể giúp con trở thành một người học suốt đời.

Các nghiên cứu cho thấy những đứa trẻ có tính tò mò cao sẽ cởi mở hơn, có thành tích học tập xuất sắc, có khiếu hài hước, tốt bụng và biết đồng cảm.

Các em bé được sinh ra là những người ham học hỏi, với bản tính tò mò, ham học hỏi, muốn tìm hiểu xem thế giới vận hành như thế nào. Trẻ luôn có một sự háo hức để khám phá và tìm hiểu mọi thứ.

  • Một em bé sơ sinh nhìn dõi theo âm thanh, khuôn mặt và các đồ vật thú vị.
  • Một đứa bé 6 tháng tuổi lắc cái lục lạc rồi cho vào miệng để xem đồ vật này có thể làm được gì.

Cha mẹ không cần phải “làm cho” trẻ tò mò hoặc “thúc ép” con học. Trên thực tế, nghiên cứu cho thấy rằng chính mong muốn học hỏi bên trong của trẻ (sự tò mò của bản thân trẻ), chứ không phải áp lực bên ngoài, sẽ thúc đẩy trẻ tìm kiếm những trải nghiệm mới và dẫn đến thành công lớn hơn ở trường trong tương lai.

Tuy nhiên, bản năng tò mò của trẻ cần được nuôi dưỡng để trẻ tiếp tục tò mò và ham học hỏi trong suốt cuộc đời.

Dưới đây là những lời khuyên để khuyến khích sự tò mò:

  • Chú ý điều những điều kỳ diệu trong môi trường xung quanh. Ví dụ, bố mẹ có thể nhận thấy con đang chăm chú quan sát chiếc xe xúc đất đang làm việc. Khuyến khích sự hiếu kỳ của bé bằng cách chỉ ra sức mạnh của chiếc xe xúc đất khi nó nhấc từng gàu nặng lên và hỏi trẻ những câu hỏi đơn giản về những gì trẻ nhìn thấy.
  • Tạo ra một môi trường thú vị ở nhà: Cho bé đồ chơi giáo dục an toàn để bé khám phá. Quay vòng đồ chơi để trẻ luôn thấy chúng mới mẻ. 
  • Nuôi dưỡng sở thích của trẻ. Trẻ em học được nhiều hơn thông qua các hoạt động thu hút sự chú ý và trí tưởng tượng của mình. Nếu trẻ thích âm nhạc, cùng nhau chế tạo và chơi nhạc cụ, cùng hát hò và nhảy múa. Nếu trẻ thích các con bọ, hãy cũng con tìm các con bọ ở trong vườn nhà, và tìm sách về sâu bọ và đọc cho bé nghe.
  • Trả lời các câu hỏi của con một cách chu đáo và rõ ràng: Trẻ nhỏ đi thường đặt ra hàng loạt câu hỏi “ở đâu”, “cái gì” và “tại sao”. Cố gắng trả lời những câu hỏi này một cách chu đáo. Nếu bạn không biết câu trả lời, hãy cùng trẻ tìm hiểu nó.
  • Sử dụng câu hỏi mở: “Con cảm thấy thế nào nếu….”, “Hôm nay ở trường con thích hoạt động nào nhất?” Những câu hỏi mở khuyến khích con phát triển suy nghĩ và ý tưởng của mình, thể hiện tình yêu và sự quan tâm, đồng thời giúp bạn hiểu đời sống nội tâm của trẻ.
  • Đọc với con thường xuyên: Sách là cửa sổ dẫn vào thế giới. Trẻ nhỏ tiếp xúc với sách sớm sẽ có kỹ năng đọc tốt hơn. Hãy để con tự chọn sách mình muốn đọc, giúp trẻ thấy hứng thú.

Hãy nhớ rằng, chỉ vì trẻ nhỏ có tính tò mò bẩm sinh, không có nghĩa là chúng ta có thể coi đó là điều hiển nhiên! Sự tham gia tích cực của cha mẹ sẽ duy trì và phát triển tâm trí tò mò đó của trẻ.

 

Mọi thông tin liên hệ:

CÔNG TY TNHH KINDERLOVE

Viết bình luận:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: