-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Thứ Hai,
08/01/2024
Đăng bởi: KINDERLOVE
Hiểu về phát triển tính xã hội của trẻ, phối hợp và dẫn dắt bé đúng cách
Trong quá trình bé xây dựng nên cái tôi, hành vi thấu hiểu, tôn trọng bé, không ép bé phải “chia sẻ”, nhấn mạnh sự riêng tư, sẽ có tác dụng thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng ý thức về cái tôi cho bé. Có thể cho bé được trao đổi một cách bình đẳng, để cỗ vũ bé nâng cao khả năng xã hội thông qua việc trao đổi; thấu hiểu hành vi của bé, mang đến cho bé sự dẫn dắt, giúp đỡ thích hợp để bé nhận thức bản thân, đồng thời nội hóa các đặc trưng nhân cách thông qua thần tượng mà bé thích, rèn đúc cái tôi tạo điều kiện phát triển tính xã hội của trẻ….
Phụ huynh nên tạo cho bé môi trường và cơ hội giao lưu một cách phong phú và tự do. Tạo ra không khí gia đình phù hợp với quy phạm hành vi xã hội, kiểm soát những hành vi đạo đức và thói quen không phù hợp với quy tắc xã hội. Không nói những lời lẽ trái với đạo đức xã hội, không làm những việc vi phạm quy tắc xã hội, điều này sẽ có lợi cho việc dạy dỗ học hỏi các hành vi xã hội.
Rèn luyện bé tuân thủ các quy tắc xã hội. Trước tiên, có thể bắt đầu từ những quy tắc nhỏ nhặt trong cuộc sống hằng ngày, để tiến hành giáo dục đạo đức cho bé. Ví dụ: lễ phép với người lớn, nói chuyện hòa nhã, không cãi vã, không đánh chửi người khác, không nói nói tục, không lấy đồ của người khác, không hái hoa nơi công cộng… Tiếp đó, cha mẹ cũng cần phải tuân thủ quy tắc với bé để làm tấm gương cho bé noi theo.
Xem thêm: Sự Phát Triển Não Bộ Của Trẻ
Trong gia đình, cần tạo cơ hội và khuyến khích bé làm những việc phù hợp với mình. Ví dụ: cùng mẹ cất đồ chơi sau khi chơi xong, vứt vỏ bánh sau khi ăn xong, chào ông bà trước khi đi học…Những việc làm này bên cạnh việc rèn luyện khả năng xử lý những chuyện vụn vặt trong cuộc sống còn thúc đẩy sự phát triển tính xã hội của trẻ.
Cha mẹ cần có thái độ và cách thức quan hệ bạn bè đúng đắn để bé dần học và nắm vững được những chuẩn mực trong hoạt động xã giao. Phát triển mối quan hệ xã giao của bé và các bạn, tạo cơ hội và không gian giao lưu khác nhau cho bé trao đổi, chia sẻ,…
Mối quan hệ phụ thuộc với cha mẹ ảnh hưởng đến cả cuộc đời của bé. Mối quan hệ phụ thuộc là mối quan hệ xây dựng giữa bé và người nuôi dưỡng trong hai năm đầu đời. Chất lượng của sự phụ thuộc này sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển khả năng xã giao, tình cảm và trí tuệ của bé sau này. Nếu sự phụ thuộc của trẻ đổi lại sự ấm áp, được che chở và bảo vệ, trẻ sẽ hiểu được giá trị của những người khác và chú trọng đến mối quan hệ xã hội này.
Trên nền tảng giao lưu với những người khác, bé sẽ học được cách tổ chức, xử lý các mâu thuẫn, còn biết phát triển một hệ thống để thúc đẩy mối quan hệ với người khác. Nhưng nếu sự nỗ lực phụ thuộc của bé chỉ đổi lại sự đau khổ, thất vọng và lạnh nhạt, bé sẽ “học” cách né tránh người khác, trốn tránh giao lưu với mọi người, đồng thời tìm cách khác để xử lý bản thân với môi trường xung quanh.
Nếu tiếp tục tình trạng trên, trẻ có thể mãi mãi không biết dựa vào bạn bè để tìm kiếm sự vỗ về. Trẻ sẽ có thể cố gắng tìm kiếm sự bảo vệ và tìm hiểu môi trường bên ngoài thông qua sự nông nổi của bản thân. Trong khi đó, những hành động như thế này rất dễ gây tổn hại hoặc xâm phạm đến quyền lợi người khác.
Vì vậy, xét từ góc độ nào đó, xây dựng mối quan hệ phụ thuộc lại có ảnh hưởng đến sự phát triển cả đời của bé. Sự ảnh hưởng này nảy sinh từ trong quá trình bé xử lý các mối quan hệ với mọi người xung quanh, trong quá trình xây dựng hệ thống giá trị và trong quá trình lựa chọn tìm kiếm niềm vui.
Sự hình thành cảm giác phụ thuộc là bài học đầu tiên, cũng là bài học suốt đời của bé. Các bé có thể học cách để sống một cuộc sống bình yên, độc lập, đồng thời duy trì được mối liên hệ (trên phương diện tình cảm) đối với bạn bè và người thân.
Thường xuyên chơi “trò chơi đóng vai”, trò chơi mang tính xã hội của trẻ
Trong ảnh: Búp bê vải - Đồ chơi giáo dục của Kinderlove
Để bé có thể thuận lợi và tự nhiên hòa nhập vào xã hội, đồng thời trưởng thành trong sự vui vẻ, trước tiên cha mẹ cần phải xây dựng tốt một mối quan hệ nương tựa thân mật. Từ đó sẽ tạo ra môi trường giáo dục đạo đức truyền thống cho bé, quy phạm ngôn ngữ đạo đức và hành vi bản thân, làm gương sáng cho con noi theo. Bồi dưỡng khả năng hòa đồng của con cái với mọi người, để bé nhận thức được cái tôi, tìm hiểu, nhận thức về xã hội trong quá trình xây dựng cái tôi, cuối cùng là hòa nhập và thích nghi với xã hội.
Sự phát triển mang tính xã hội không chỉ là sự giáo dục bé giai đoạn mới sinh mà còn là sự chuẩn bị tích cực cho sự phát triển của cả cuộc đời bé. Sự phát triển xã hội lành mạnh là món quà độc đáo nhất, thực tế nhất và yêu thương nhất mà cha mẹ dành tặng con cái.
Thường xuyên chơi với bé các trò chơi đóng vai: bác sĩ, giáo viên, bạn bè, chị em, nhân viên vệ sinh, thợ cắt tóc…để bé tìm hiểu quy tắc xã hội thông qua các vai diễn, học tập hành vi xã hội, trải nghiệm tình cảm xã hội, giúp cho hành vi xã hội hóa của bé được tăng cường.
Dẫn dắt bé hòa nhập với xã hội, nhận thức xã hội nhiều hơn, chẳng hạn bé quan sát những người lao động ở nhiều ngành nghề khác nhau ở siêu thị, công trường, chợ, …để khơi gợi tình yêu lao động, tôn trọng thành quả lao động ở bé.
Trong đời sống hàng ngày, dạy bé biết tự giác giúp đỡ người khác, hiểu được phép tắc xã hội: tôn trọng ông bà cha mẹ, thầy cô giáo; kính bề trên; quan tâm đến mọi người; biết nhường nhịn….Ví dụ: nhận đồ từ ông bà phải bằng hai tay, nếu thấy bạn bị đau thì biết quan tâm, mời mẹ ăn bánh cùng…
Dẫn bé đi tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, các hoạt động từ thiện, cũng là những hoạt động thúc đẩy tính xã hội hóa của trẻ.
Cha mẹ cùng bé tham gia “trò chơi đóng vai”
Trong những bộ đồ chơi của Kinderlove, phụ huynh có thể linh hoạt và sáng tạo cùng con chơi “trò chơi đóng vai”. Dưới đây là một vài ví dụ, cha mẹ có thể tham khảo vận dụng để thúc đẩy tính xã hội của trẻ.
- Với dụng cụ cán bột, cha mẹ có thể cùng còn đóng vai đầu bếp và nhờ con dùng dụng cụ cán bột để lăn trên một cục bột mì. Bé vừa rèn luyện vận động cơ tay, vừa hiểu thêm về công việc nấu ăn của đầu bếp và vui thích khi giúp đỡ cha mẹ.
- Giới thiệu cho bé bộ đồ chơi bình tưới nước. Chiếc bình tưới nước này sẽ cùng con giúp đỡ ông bà tưới nước cho hoa, hiểu thêm về chăm sóc và bảo vệ môi trường.
- Bình nước và cốc, mẹ có thể nói: “Ba mới đi làm về, đi làm vất vả lắm, ba mệt rồi. Ba ngồi nghỉ ngơi đi ạ, con sẽ rót nước cho ba uống”. Có thể những lần đầu tiên mẹ cần nhắc nhở, nhưng vài lần sau bé sẽ biết tự quan tâm đến những người xung quanh.
- Một bạn búp bê cùng chơi với bé, cùng trò chuyện với bé. Bé sẽ biết cách chơi cùng bạn, chia sẻ, nhường nhịn đồ chơi, tiếp khách khi có bạn đến chơi nhà. Ngoài ra, cha mẹ có thể mở rộng trò chơi, nói cho bé biết phép tắc khi đến nhà người khác chơi.
Các bộ đồ chơi Kinderlove rất phong phú, đa dạng để phụ huynh tiến hành chơi cùng bé.
Bồi dưỡng và phát triển hành vi xã hội không thể hoàn thành một sớm một chiều. Nó cần cả gia đình kiên trì và nỗ lực, đồng thời liên tục tạo ra môi trường tốt để cùng bé trưởng thành.
Mọi thông tin liên hệ:
CÔNG TY TNHH KINDERLOVE
Website: https://kinderlove.vn
Zalo: 0334549012
Email: hello@kinderlove.vn
Bài viết khác:
- 8 Phương Pháp Dạy Con Thông Minh Sớm Mà Ba Mẹ Cần Biết
- Chậm nói ở trẻ nhỏ: Nguyên nhân do đâu và cách khắc phục
- Giáo Dục Sớm Là Thế Nào? Ưu Nhược Điểm Bố Mẹ Nên Biết
- Tổng Hợp Các Phương Pháp Giáo Dục Sớm Cho Trẻ Hay Nhất
- Dạy Con Thông Minh Sớm - Phương Pháp Siêu Hay Cho Bố Mẹ
- Giáo Dục Sớm Cho Trẻ - Liệu Có Nên Hay Không?