Kỹ Năng Tư Duy Phản Biện Có Quan Trọng Đối Với Trẻ?


Kỹ Năng Tư Duy Phản Biện Có Quan Trọng Đối Với Trẻ?
Thứ Hai, 08/01/2024 Đăng bởi: KINDERLOVE

Trong việc giáo dục con cái, có không ít ý kiến cho rằng trẻ nhỏ cần phát triển một cách vô tư, tự nhiên nhất, tư duy phản biện là kỹ năng mà trẻ sẽ tự hình thành trong quá trình phát triển của chúng. Tuy nhiên, quan điểm đó có đúng không? Việc rèn luyện kỹ năng này cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ có quan trọng? Hãy cùng Kinderlove tìm hiểu tầm quan trọng của việc rèn luyện tư duy phản biện cho trẻ ngay từ khi còn bé qua bài viết dưới đây.

Kỹ năng tư duy phản biện là gì?

Trước hết, để biết được kỹ năng này có quan trọng với trẻ hay không, các bậc cha mẹ cần phải hiểu được thế nào là tư duy phản biện?

Theo lý thuyết, tư duy phản biện (Critical Thinking) là quá trình phân tích, đánh giá một thông tin hay một vấn đề nào đó theo các cách nhìn khác nhau. Việc này nhằm mục đích làm sáng tỏ và khẳng định lại tính chính xác của thông tin hoặc vấn đề đó. Các lập luận để khẳng định tính chính xác của vấn đề cần phải rõ ràng, đầy đủ chứng cứ, logic, tỉ mỉ, khách quan và công tâm nhất.

Nói một cách dễ hiểu hơn, tư duy phản biện chính là khả năng đưa ra quan điểm về một vấn đề nào đó trong cuộc sống và chúng ta có thể dùng các lý lẽ, dẫn chứng để chứng minh quan điểm đó là đúng, hợp lý và logic. Đồng thời cũng phản bác lại các ý kiến trái chiều với quan điểm đó.

Nhờ có tư duy phản biện, con người sẽ có thể tìm được cách giải quyết tốt nhất cho mọi vấn đề trong cuộc sống, dễ dàng hơn trong việc đưa ra quyết định và thiết lập mục tiêu. Đây cũng chính là cơ sở của giáo dục. Do đó, tại nhiều trường học, người ta luôn đề cao tính tương tác, phản biện trong quá trình giảng dạy. Không những thế, khi kết hợp với đọc hiểu, hai kỹ năng này còn có thể giúp trẻ nắm chắc và làm chủ những thông tin mà chúng đã tiếp cận.

Kỹ năng tư duy phản biện có lợi ích như thế nào đối với trẻ?

  • Tư duy phản biện là cách giúp thể hiện bản thân và xây dựng nên tính tự tin ở trẻ. Nhờ có kỹ năng này, trẻ có thể bày tỏ những quan điểm, suy nghĩ, ý kiến của mình và thể hiện bản thân trước người khác. Từ đó tạo cho trẻ sự mạnh dạn, tự tin trước người khác và trước bất kỳ tình huống nào trong cuộc sống, tăng khả năng tự lập.
  • Một đứa trẻ được rèn luyện kỹ năng tư duy phản biện từ khi còn nhỏ sẽ dễ dàng đối mặt với mọi khó khăn, trở ngại, thách thức xảy đến trong cuộc sống, trong suốt quá trình trưởng thành của mình.
  • Để có thể phản biện thành công, trẻ sẽ cần phải tìm tòi thêm các kiến thức để làm chứng cứ đáng tin cho những quan điểm của mình. Do đó, tư duy phản biện giúp trẻ phát triển khả năng nghiên cứu, mở rộng kiến thức, kích thích sự sáng tạo và khơi dậy sự tò mò trong trẻ. Điều đó sẽ thúc đẩy trẻ không ngừng hoàn thiện và phát triển bản thân mỗi ngày.
  • Phát triển về mặt ngôn ngữ, ngôn từ phong phú, logic và rõ ý cũng là một trong những tác dụng mà tư duy phản biện mang lại cho trẻ. Ngoài ra, kỹ năng này còn giúp trẻ dễ dàng ghi nhớ và ghi nhớ lâu hơn. Khả năng nghe, nói, phản xạ của con cũng sẽ được cải thiện đáng kể

Do đó, trong cuộc sống, dù trẻ có gặp những khó khăn, thách thức cũng sẽ dễ dàng đối mặt và tìm ra cách để vượt qua. Thậm chí, nếu có thất bại, trẻ cũng hoàn toàn có thể tự động viên mình, biến đó thành động lực, sức mạnh để tiếp tục tiến về phía trước 

4 cách rèn luyện kỹ năng tư duy phản biện cho trẻ?

Trên thực tế, việc nuôi dạy con phát triển một cách toàn diện luôn là một bài toán khó đối với các bậc phụ huynh. Bởi không đơn giản chỉ là chăm sóc trẻ về thể chất, truyền thụ kiến thức, mà cha mẹ còn phải giúp trẻ chuẩn bị hành trang là những kỹ năng quan trọng, vô cùng cần thiết trong quá trình trưởng thành của mình. Và trong những kỹ năng đó, chắc chắn không thể thiếu kỹ năng tư duy phản biện.

Vậy cách rèn luyện tư duy phản biện cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ như thế nào để hiệu quả mà vẫn không quá gượng ép? 

1. Chơi cùng trẻ

Cuộc sống hiện đại bận rộn khiến thời gian cha mẹ dành cho con cái ngày càng ít đi. Bên cạnh đó, cũng có những bậc cha mẹ lầm tưởng rằng để cho trẻ tự chơi mà không cần có bố mẹ là một cách để rèn tính tự lập ở trẻ. Nhưng trên thực tế, việc cha mẹ dành nhiều thời gian chơi cùng con sẽ giúp tạo nền tảng cho kỹ năng tư duy phản biện ở trẻ. Đối với từng độ tuổi, cha mẹ có thể cùng trẻ chơi các trò chơi phù hợp như lắp ráp, chơi cờ,... các hộp đồ chơi của Kinderlove cũng là một lựa chọn tuyệt vời để tăng sự kết nối giữa bé và cha mẹ.

Hộp đồ chơi giáo dục Montessori của Kinderlove cho bé 10-11 tháng tuổi

Trong ảnh: Hộp đồ chơi Suy Nghĩ của Kinderlove cho bé 10-11 tháng tuổi

Sự tham gia của cha mẹ trong các trò chơi có một tầm quan trọng không hệ nhỏ. Điều đó sẽ giúp gia tăng sự kết nối giữa bố mẹ và con cái, trở thành một người bạn của con, để con có thể mở rộng lòng mình hơn và dễ dàng chia sẻ những suy nghĩ, cảm nhận của mình. Qua quá trình vui chơi, cha mẹ cũng sẽ quan sát được những hành vi, cử chỉ của con, từ đó sẽ càng thấu hiểu hơn con yêu của mình.

2. Trở thành tấm gương cho con

Không phải tự nhiên mà người ta có câu: “Con cái chính là tấm gương phản chiếu của ba mẹ”. Con trẻ thường có xu hướng bắt chước hành động, lời nói của những người xung quanh, đặc biệt là cha mẹ chúng. Do đó, nếu muốn con cái phát triển tốt thì bản thân các bậc phụ huynh phải là một tấm gương sáng để cho con noi theo. Tư duy phản biện của trẻ cũng sẽ dần được hình thành từ chính việc quan sát và bắt chước theo cha mẹ.

3. Dạy con đối mặt và tìm cách giải quyết các vấn để con có thể gặp phải trong cuộc sống

Trong những lần chơi với con, các bậc cha mẹ hãy đưa ra những tình huống cụ thể và yêu cầu trẻ tìm cách giải quyết những tình huống, vấn đề đó. Đây là những tình huống từ đơn giản đến phức tạp mà trẻ có thể gặp phải trong cuộc sống hàng ngày. Điều quan trọng là cha mẹ nên để trẻ tự tư duy và tìm hướng giải quyết, không nên hỗ trợ ngay khi trẻ còn chưa kịp suy nghĩ, động não để tháo gỡ vấn đề.

Khi còn nhỏ, những vấn đề trẻ gặp phải là rất đơn giản. Nhưng khi lớn hơn, trẻ có thể phải đối mặt với những vấn đề lớn hơn như áp lực học tập, bạn bè bắt nạt,... Lúc này, cha mẹ hãy dành thời gian trò chuyện để trẻ chia sẻ các vấn đề đó cùng tìm cách giải quyết. Hướng dẫn con cách đưa ra những lựa chọn lành mạnh khi sử dụng mạng xã hội cũng là một việc vô cùng quan trọng. Và tất cả những tình huống kể trên đều đòi hỏi con bạn sẽ phải có kỹ năng tư duy phản biện để có những đánh giá tình huống đúng đắn nhất. 

4. Khuyến khích con đặt ra những câu hỏi

Trẻ em như tờ giấy trắng, bất kỳ sự việc nào xảy ra, sự vật nào xuất hiện trước mắt cũng đều dễ dàng khơi dậy tính tò mò của con trẻ. Do đó, việc trẻ có thể đặt ra một nghìn lẻ một câu hỏi cho bạn là điều hết sức bình thường. Tuyệt đối đừng tỏ thái độ khó chịu hay cảm thấy phiền phức vì điều đó. Ngược lại, cha mẹ hãy khuyến khích con đặt thật nhiều câu hỏi và ân cần giải đáp từng thắc mắc của trẻ. Đó sẽ là những tư liệu, hành trang quý giá giúp trẻ phát triển kỹ năng tư duy phản biện của mình.

Như vậy, qua bài viết trên đây có thể thấy, tư duy phản biện là một kỹ năng vô cùng quan trọng và cần thiết trong quá trình phát triển của trẻ, nhất là trong thời đại phát triển nhanh chóng như ngày nay. Đây chính là lý do các phụ huynh nên rèn luyện cho con kỹ năng này ngay từ khi còn nhỏ để chuẩn bị cho trẻ một hành trang tốt nhất khi trưởng thành.

 

Mọi thông tin liên hệ:

CÔNG TY TNHH KINDERLOVE

Viết bình luận:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: