Bí Mật Về Kỹ Năng Xã Hội Của Trẻ


Bí Mật Về Kỹ Năng Xã Hội Của Trẻ
Thứ Hai, 08/01/2024 Đăng bởi: KINDERLOVE

Xã hội loài người là một cộng đồng phức tạp, mọi người cần có khả năng phán đoán và xử lý tình huống khi giao tiếp với nhau. Chúng ta luôn cho rằng trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh không thể sở hữu những kỹ năng ấy khi mới sinh ra. 

Thế nhưng, sự thật trong con mắt của các chuyên gia nghiên cứu tâm lý, trẻ nhỏ lại hoàn toàn khác. Vậy bí mật về kỹ năng xã hội của trẻ rốt cuộc là điều gì? Chúng ta có thể làm gì để mang lại những tác động tích cực?

Kỹ năng xã hội của trẻ xuất hiện từ khi nào?

Vasudevi Reddy - Giáo sư Tâm lý học phát triển và văn hoá, Đại học Portsmouth (Vương quốc Anh) nghiên cứu về đối tượng trẻ dưới một tuổi, bà thực hiện một loạt những thí nghiệm nhỏ với nhiều em bé khác nhau. 

Cụ thể, trong video khi bà thực hiện thí nghiệm với một em bé mười tuần rưỡi, mẹ sẽ bế bé soi gương và cùng nói chuyện, cười đùa. Họ đã ghi hình và phân tích những nụ cười, ánh mắt đã được mã hoá theo thời gian, cường độ. Phản ứng của em bé chính là quan sát, nhoẻn miệng cười, quay đầu rúc vào mẹ, sau đó lại nhìn mình trong gương, bé phấn khích cười lớn. 

Họ ghi nhận được 647 nụ cười của bé, trong đó có 140 nụ cười mang sắc thái xấu hổ. Người ta gọi những phản ứng tương tự đó của trẻ khi bắt gặp con người, sự vật, hiện tượng mới lạ là phản ứng cốt lõi của trẻ. 

Kết quả đã chứng minh được rằng, trẻ dưới một tuổi có khả năng nắm bắt cảm xúc của người đối diện, sau đó đưa ra phản ứng để tương tác lại. 

Bạn có thể bắt gặp con mình bắt chước tiếng ngáy ngủ của bố hay ông mình ngay khi bé chỉ mới vài tháng tuổi. Nếu bé quan sát thấy mọi người xung quanh cười vui vẻ với hành động nào đó của mình, bé sẽ cảm thấy hài lòng và làm lại hành động ấy. 

Chúng ta có thể hiểu đơn giản rằng, trẻ dưới một tuổi hoàn toàn có thể biết cách tạo ra những điều hài hước, khiến mọi người vui vẻ. Trẻ có kỹ năng giao tiếp cơ bản, có sự kết nối tự nhiên với con người trong xã hội ngay từ khi sinh ra. Trẻ chưa biết nói, nhưng chúng đã sở hữu những kỹ năng phù hợp để chung sống trong xã hội loài người như một bản năng.

Trong đời sống, bạn có thể dễ dàng nhận thấy trẻ sẽ có mong muốn được gần gũi với những người chăm sóc mình nhiều nhất như mẹ, bà, bảo mẫu. Vấn đề huyết thống không quá ảnh hưởng đến phản ứng giao tiếp của một đứa trẻ dưới một tuổi. Trẻ hoàn toàn có thể đeo bám một người bảo mẫu thay vì mẹ nếu không dành đủ thời gian chăm sóc con. Kỹ năng xã hội của trẻ là tồn tại vốn có, vậy nên bé có thể lựa chọn người muốn tạo sự kết nối. 

Gia đình vui vẻ

Trong một khía cạnh đời sống khác, khi người mẹ là người gần gũi nhất, thì có thể dễ dàng nhận thấy cảm xúc của bạn sẽ rất có ảnh hưởng đến tâm trạng của trẻ. Khi bạn vui, con bạn cũng sẽ cảm thấy phấn khích; khi bạn tức giận, con cũng biết lo lắng, sợ hãi.

Đơn giản nhất là các bà mẹ hay giả vờ khóc thật to để xem phản ứng của con mình, các bé sẽ có một hay nhiều biểu hiện phổ biến như: có bé oà khóc theo mẹ, có bé sẽ lại gần vỗ về như cách mẹ vẫn làm với mình, có bé ngây người không biết chuyện gì đã xảy ra, sau đó sẽ lúng túng lại gần mẹ rồi mới có hành động an ủi. Bạn thấy đấy, trẻ dưới một tuổi vốn đã biết cách để giao tiếp với người thân cũng như mọi mối quan hệ khác xung quanh. 

Ở một nghiên cứu khác, Phó giáo sư Tâm lý học Kiley Hamlin, Đại học British Columbia (Canada) cùng cộng sự đã thực hiện thí nghiệm cho các bé trên sáu tháng tuổi xem một đoạn múa rối với ba nhân vật đơn giản. Bao gồm một nhân vật đang muốn qua núi, một nhân vật giúp đỡ và một nhân vật cản trở. Sau đó họ cho trẻ được lựa chọn giữa hai nhân vật giúp đỡ và cản trở, đáng ngạc nhiên là hầu hết các bé đều lựa chọn nhân vật giúp đỡ. Điều này khẳng định rằng, trẻ sơ sinh biết rõ người như thế nào sẽ được yêu quý, cũng như việc trẻ yêu thích những hành động đẹp giữa con người với nhau. Trẻ hiểu rõ cách thức giao tiếp xã hội mà loài người đang vận hành, ngay từ khi bản thân trẻ chỉ là em bé vài tháng tuổi.

Đây là lý do mà ngày nay, người ta chú trọng thực hiện giáo dục sớm Montessori cho trẻ nhỏ từ 0-3 tuổi để nuôi dưỡng niềm yêu thích lao động, giúp đỡ mọi người của trẻ. Trẻ nhỏ không phải là một “kẻ phá đám” như chúng ta vẫn nghĩ. Chính vì vậy, việc quan tâm đến sự phát triển kỹ năng xã hội cho trẻ là rất quan trọng, tạo nền tảng giao tiếp tốt để trẻ hòa nhập vào tập thể khi lớn lên.

Làm thế nào để hỗ trợ sự phát triển kỹ năng xã hội cho trẻ?

Trẻ chơi cùng nhau

Hầu hết các bậc cha mẹ trong xã hội hiện đại đều mong muốn con mình có thể phát triển toàn diện, đặc biệt là các kỹ năng mềm giúp con hòa nhập tốt với môi trường tập thể. Việc trẻ nhỏ có sẵn trong mình khả năng kết nối xã hội là một tin tích cực đối với những người làm cha mẹ. Song song với điều đó, chắc hẳn phụ huynh cũng lo lắng rằng làm thế nào để có thể duy trì và phát huy những kỹ năng xã hội của trẻ. Một vài gợi ý nhỏ dưới đây có thể sẽ trở thành điều hữu ích với bạn.

  • Bạn có thể đưa con đến những nơi đông người để trẻ được thỏa mãn sự tò mò, có cơ hội quan sát thế giới xung quanh. Việc nhìn ngắm đường phố, người đi qua lại, hoặc tham dự một buổi tụ tập có nhiều trẻ em, con bạn sẽ có cơ hội luyện tập những kỹ năng. Bạn hãy chú ý một chút đến cách những đứa trẻ giao tiếp với nhau, ngay cả khi chúng chưa biết nói. Chúng hoàn toàn có thể truyền tải được ý muốn của mình đến đối phương và có khả năng tương tác lại rất tốt.
  • Đối thoại với con thường xuyên để con có thể phát triển khả năng ngôn ngữ, tăng vốn từ, duy trì kết nối tình cảm với cha mẹ. Ngày nay, cha mẹ bận rộn hoặc bị phân tâm vào những thiết bị điện tử dẫn đến việc nhiều đứa trẻ mắc chứng chậm nói, tự kỷ là không hiếm. Điều này có ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển kỹ năng xã hội của trẻ, cho dù bạn có hỗ trợ trẻ chữa khỏi những chứng bệnh đó.
  • Bạn có thể tìm hiểu những phương pháp giáo dục sớm cho trẻ để có thể định hướng phát triển cho con một cách khoa học. Hơn nữa, những hoạt động tương tác cũng trở nên phong phú, đa dạng hơn. Điển hình trong giáo dục trẻ nhỏ hiện nay là phương pháp Montessori đi kèm với những đồ chơi kích thích phát triển não bộ toàn diện. Phương pháp với những hoạt động dễ thực hành, được nghiên cứu để phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ theo tháng tuổi. Những giáo cụ hay đồ chơi hỗ trợ cũng bám sát với chương trình giáo dục của phương pháp đó. Kinderlove là một trong những thương hiệu uy tín trong lĩnh vực cung cấp đồ chơi Montessori chất lượng, an toàn dành cho trẻ nhỏ. Các bậc phụ huynh có thể yên tâm khi lựa chọn đồ chơi hỗ trợ cho con em mình.

Kỹ năng xã hội của trẻ là một khía cạnh quan trọng cần được chú trọng trong quá trình trưởng thành. Kỹ năng xã hội tốt giúp trẻ có khả năng hòa nhập với môi trường cộng đồng tập thể thuận lợi hơn. 

Chúng ta biết rõ một điều rằng, mỗi cá nhân khi trưởng thành, bước chân vào cuộc sống tự lập, người sở hữu khả năng kết nối, giao tiếp tốt là người nắm được nhiều ưu thế hơn. Việc bạn kỳ vọng con phải làm được điều gì đó thật lớn lao sẽ gây cho cả bạn và con sự áp lực, đó là không nên. Nhưng lựa chọn trao cho trẻ cơ hội để phát triển tốt những điều vốn có lại là điều nên làm. 

Khi phụ huynh phân biệt rõ mục đích đó là mang lại cho con những điều tốt đẹp một cách vô tư nhất, không phải để con làm hài lòng cha mẹ, thì khi đó chúng ta sẽ trở thành cha mẹ hạnh phúc. Những người cha, người mẹ hạnh phúc sẽ nuôi nấng được những đứa con hạnh phúc.

 

Mọi thông tin liên hệ:

CÔNG TY TNHH KINDERLOVE

Viết bình luận:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: