0 - 6 Tuổi, Giai Đoạn Vàng Cho Sự Phát Triển Vận Động Ở Trẻ


0 - 6 Tuổi, Giai Đoạn Vàng Cho Sự Phát Triển Vận Động Ở Trẻ
Thứ Hai, 08/01/2024 Đăng bởi: KINDERLOVE

Những năm đầu đời là giai đoạn tốt nhất cho sự phát triển vận động ở trẻ về cả các kỹ năng vận động thô và vận động tinh. Vậy cụ thể sự phát triển của trẻ trong giai đoạn này như thế nào? Hãy cùng Kinderlove tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Vận động thô, vận động tinh ở trẻ là gì?

1.1. Vận động thô

  • Khái niệm:

Vận động thô là toàn bộ những kỹ năng liên quan đến sự vận động hay phối hợp vận động của các cơ lớn trên cơ thể như: lẫy, bò, trườn, đi, chạy, nhảy, leo trèo,... Trẻ thường phát triển kỹ năng này trước kỹ năng vận động tinh.

  • Tác dụng của vận động thô:

Các hoạt động của vận động thô giúp trẻ học cách phối hợp và kiểm soát các cơ tay, chân và thân người. Các kỹ năng như nhảy, đá, ném, bắt, đi thăng bằng là những kỹ năng chúng ta chắc chắn sẽ có được nếu có sự tập luyện.

Sức mạnh của cơ bắp, khả năng giữ cân bằng, điều khiển và phối hợp các bộ phận trên cơ thể là những kỹ năng vô cùng quan trọng và cần thiết đối với sự phát triển vận động của trẻ. Việc trẻ có những kỹ năng vận động này sẽ giúp xây dựng mạng lưới thần kinh não và giúp các vận động tinh của trẻ cũng phát triển một cách tự nhiên.

Quả bóng đá

Trong ảnh: Quả bóng đá trong Hộp đồ chơi Bập Bẹ cho bé 12-13 tháng tuổi

1.2. Vận động tinh

  • Khái niệm: 

Vận động tinh là tập hợp những kỹ năng liên quan đến khả điều khiển bàn tay và các ngón tay của trẻ như: cầm nắm, vặn, xoay, siết, lắp ghép hay những động tác có phần phức tạp hơn như: đan lát, thêu thùa, nặn, vẽ, viết, cắt bằng kéo, cầm đũa, muỗng,... Ở mọi trẻ, kỹ năng này thường phát triển sau kỹ năng vận động thô và phát triển tùy vào việc cha mẹ rèn luyện cho trẻ thông qua các món đồ chơi.

  • Tác dụng của vận động tinh:

Bàn tay là một bộ phận vô cùng quan trọng trên cơ thể, nó không chỉ giúp cơ thể làm mọi việc, mà còn có tác dụng kết nối con người với môi trường sống xung quanh.

Vận động tinh chủ yếu là các hoạt động của cơ bàn tay và ngón tay. Vận động tinh giúp trẻ học được cách kiểm soát và phối hợp sự vận động của bàn tay và các ngón tay. Các kỹ năng này càng phát triển thì trẻ càng trở nên khéo léo, trẻ có thể tự làm được nhiều việc hơn. Mà với trẻ, đỉnh cao của sự khéo léo đó chính là việc viết chữ.

Trụ gỗ cầm nắm giúp phát triển vận động tinh - Đồ chơi Montessori

Trong ảnh: Trụ gỗ cầm nắm trong Hộp đồ chơi Suy Nghĩ của Kinderlove cho bé 10-11 tháng tuổi

Quá trình phát triển của trẻ qua các giai đoạn

2.1. Giai đoạn đầu đời (0-12 tháng)

  • Các kỹ năng vận động thô:

Đối với một đứa trẻ khỏe mạnh, bình thường, lúc này trẻ có thể bắt đầu biết lẫy, lật từ nằm ngửa sang nằm nghiêng hoặc nằm sấp và ngược lại. Đồng thời trẻ cũng biết ngóc đầu lên khi nằm sấp. Tuy ban đầu chỉ được một lúc, nhưng dần dần trẻ đã có thể nâng đầu được thẳng hơn và lâu hơn khi ở tháng thứ 4 đến tháng thứ 6.

Từ khoảng 7 tháng tuổi là thời điểm trẻ có thể biết ngồi khá vững, biết trườn ra phía trước cũng như xung quanh. Nếu như có người giữ, hoặc có chỗ vịn, trẻ cũng có thể tự đứng dậy được.

Từ 9 tháng tuổi, trẻ bắt đầu tập đứng và dần đứng vững, nếu có người dìu dắt, trẻ còn có thể đi lại vài bước nữa đó.

  • Các kỹ năng vận động tinh:

Giai đoạn này, trẻ đã biết cầm nắm các đồ vật trong tay lâu chừng 1-2 phút, biết với tay để lấy những vật ở xa. Đặc biệt, trẻ đã biết cho các đồ vật vào miệng. Chính vì vậy cha mẹ cần hết sức lưu ý điều này để tránh trẻ bị hóc dị vật.

Trẻ đã biết phối hợp vận động của cả 2 cánh tay, điển hình là việc cầm 2 vật trên 2 tay và đập chúng vào nhau. Hay biết chuyền một vật từ tay nọ qua tay kia, nhặt đồ, cầm đồ chỉ bằng ngón tay cái và một ngón tay khác.

Đập búa lên cọc gỗ - Đồ chơi Montessori

Trong ảnh: Đập búa lên cọc gỗ trong hộp đồ chơi Suy Nghĩ cho bé 10-11 tháng của Kinderlove

2.2. Giai đoạn 2 (1-2 tuổi)

  • Các kỹ năng vận động thô:

Bắt đầu giai đoạn này, bé sẽ bắt đầu tự bước những bước đi đầu tiên trong đời mà không cần sự trợ giúp từ cha mẹ. Sau đó bé có thể chạy và chơi ném bóng.

Bé đã có thể di chuyển một đồ vật nào đó, biết nhặt đồ chơi hay vừa đi vừa kéo hoặc đẩy một loại đồ chơi có bánh như chiếc xe tập đi. Cuối cùng, bé có thể sử dụng 2 chân, 2 tay để leo cầu thang lên và xuống.

  • Các kỹ năng vận động tinh:

Bỏ đồng tiền xu vào ống heo hay lật giở được trang sách là những vận động tinh bé có thể làm được trong giai đoạn này. Ngoài ra, bé cũng biết sử dụng bàn tay vào các hoạt động khác nhau như điều khiển và giữ thăng bằng. Khi được khoảng 15 tháng tuổi, bé có thể xây 1 tòa tháp với 2-3 hình khối, đến khoảng 18 tháng tuổi, bé có thể xây được 1 tòa tháp từ 3-4 hình khối và đã biết vẽ những đường kẻ trên giấy.

Ghép hình động vật - Đồ chơi Montessori

Trong ảnh: Ghép hình động vật trong Hộp đồ chơi Thử Thách cho bé 20-21 tháng tuổi

2.3. Giai đoạn 3 (2-3 tuổi)

  • Các kỹ năng vận động thô:

Bé đã có thể tự lên xuống cầu thang bằng cách dùng tay để vịn, tuy nhiên bé chưa thể leo thành thạo và liên tục bằng 2 chân nên mặc dù cho trẻ tự luyện tập nhưng cha mẹ vẫn nên theo sát và chú ý đến bé.

Ở thời điểm này, các bậc phụ huynh thường sắm cho trẻ những chiếc xe đạp 3 bánh để luyện tập. Bé cũng có thể chơi các trò chơi như đứng trên đầu các ngón chân và ném bóng về phía trước,...

  • Các kỹ năng vận động tinh:

Khi được 2 tuổi, bé đã có thể hoàn thành trò chơi xếp hình và bắt đầu chơi với các hình khối. Khi đã được 3 tuổi thì bé sẽ biết cách chơi với từ 9-10 hình khối.

Vận động tinh phát triển đồng nghĩa với việc mức độ khéo léo của bé khi sử dụng bàn tay cũng cao hơn. Bé đã có thể cầm bút màu và vẽ các đường thẳng ngang, dọc trên giấy. Các cuốn sách cũng trở thành người bạn mới của trẻ trong giai đoạn này. Lật từng trang sách và khám phá những hình ảnh thú vị trên sách là một thú vui của trẻ.

Xem thêmHướng Dẫn Chơi Theo Giản Đồ (Schematic Play) Ở Trẻ Nhỏ

Bộ Đồ Chơi Thông Minh - Phối Hợp Hai Tay

Trong ảnh: Bộ Đồ Chơi Thông Minh - Phối Hợp Hai Tay

 

2.4. Giai đoạn 4 (3-4 tuổi)

  • Các kỹ năng vận động thô:

Tốc độ di chuyển của bé đã trở nên nhanh và linh hoạt, vững chãi hơn. Khả năng giữ thăng bằng của trẻ cũng tăng lên đáng kể khi bé thử sức mình với trò giữ thăng bằng trên 1 chân. Đỉnh cao của sự khéo léo và vững chãi trong khả năng di chuyển là bé đã có thể leo cầu thang bằng 2 chân liên tục, thậm chí có thể mang đồ vật lên xuống cầu thang.

  • Các kỹ năng vận động tinh:

Lúc này, trò chơi xếp hình không làm khó được trẻ, trẻ đã biết quan sát và bắt chước cách xây các cây cầu, vận hành được các đồ chơi chạy pin hay máy và biết đặt 5 hình khối theo hàng.

Trẻ có thể vặn mở/đóng nắp hộp, biết cắt giấy thành sợi dài và thẳng. Các ký tự đơn giản như chữ “V” hay “dấu +” cũng dần được bé chinh phục.

Kỹ năng sử dụng kéo bằng 1 tay của trẻ đã đạt được và trẻ đã biết cách cắt được đường viền. Trẻ cũng có thể phân loại các đồ vật tùy theo nhóm và chức năng.

2.5. Giai đoạn 4 (4-5 tuổi)

Xe thăng bằng tập đi xe đạp

  • Các kỹ năng vận động thô:

Ném và bắt banh cùng cha mẹ, bạn bè hay anh, chị là trò chơi ưa thích của hầu hết trẻ. Bé đã có thể linh hoạt hơn trong khả năng ném và bắt bóng, lực ném cũng mạnh hơn rất nhiều.

Bé bắt đầu học các kỹ năng khó hơn như bơi, đạp xe đạp có bánh phụ.

  • Các kỹ năng vận động tinh:

Đây là giai đoạn bé sẽ định hình tay thuận và cắt được các hình đơn giản như hình tròn, hình vuông, tam giác,...

Ngày nay, hầu hết các bé khi đến tuổi lên 5 sẽ được học lớp tiền tiểu học, do đó bé đã biết cách cầm bút và làm thế nào để khi tô màu ko bị lem ra ngoài.

2.6. Giai đoạn 5 (5-6 tuổi)

  • Các kỹ năng vận động thô:

Khi đã đến giai đoạn 5 - 6 tuổi, cha mẹ sẽ không cần theo sát khi con leo cầu thang vì trẻ đã có thể leo một cách thành thạo và “thoăn thoắt” như người lớn. Phản xạ của trẻ ở giai đoạn này cũng trở nên nhanh nhạy hơn, thậm chí trẻ có thể “né” khi một vật nào đó ném vào mình.

Các trò chơi như nhảy dậy và các trò chơi chuyển động nhanh khách vừa có thể thu hút được trẻ, vừa giúp trẻ tăng độ khéo léo và linh hoạt cho đôi chân.

  • Các kỹ năng vận động tinh:

Bé yêu của bạn đã có thể phân biệt được tay trái và tay phải, biết so các mép để gấp tờ giấy lại làm đôi. Có thể dùng bút để vẽ, kéo để cắt một số hình đơn giản. Ngoài ra, còn rất nhiều kỹ năng khác mà bé được học trong giai đoạn này, trong đó có việc viết chữ.

Làm sau ba mẹ có thể hỗ trợ bé phát triển vận động và tư duy?

Khi bạn muốn mua đồ chơi cầm nắm cho bé, có nhiều lựa chọn để bạn có thể khám phá. Một trong số đó là Kinderlove, một thương hiệu được tin cậy và tập trung vào sự phát triển và an toàn của trẻ nhỏ. Kinderlove  mang đến những sản phẩm đồ chơi cầm nắm độc đáo và sáng tạo, được thiết kế để kích thích giác quan và khám phá của bé. Những sản phẩm của Kinderlove tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn cao nhất, đảm bảo rằng trẻ nhỏ sẽ có trải nghiệm chơi vui vẻ và an toàn.

Kinderlove là một thương hiệu được tin cậy và tập trung vào sự phát triển và an toàn của trẻ nhỏ

Kinderlove là một thương hiệu được tin cậy và tập trung vào sự phát triển và an toàn của trẻ nhỏ

Chung quy lại, ở mỗi giai đoạn trẻ lại có sự phát triển khác nhau cả về vận động thô lẫn vận động tinh. Sự đồng hành của cha mẹ sẽ bồi đắp thêm sự gắn kết cho con, tạo điều kiện tốt nhất để con phát triển cả về tinh thần lẫn thể chất.

Mọi thông tin liên hệ:

CÔNG TY TNHH KINDERLOVE

Viết bình luận:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: