-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Thứ Sáu,
21/10/2022
Đăng bởi: Kinderlove
Để hiểu được phương pháp giáo dục Montessori, bạn cần biết:
1. Tiến sĩ Maria Montessori - người đặt nền móng cho phương pháp Montessori
Chúng tôi làm theo nghiên cứu và hướng dẫn của Tiến sĩ Maria Montessori (1870-1952). Montessori là một bác sĩ y khoa, một giáo viên, một nhà triết học và một nhà nhân chủng học. Quan điểm giáo dục tiến bộ của bà về trẻ em đã vượt xa thời đại bấy giờ. Những nghiên cứu và bài viết của bà về phương pháp giáo dục này vẫn còn rất phù hợp cho đến ngày nay. Bạn muốn tự mình đọc một cuốn sách của bà? Hãy bắt đầu với Bí mật của Tuổi thơ (The Secret of Childhood).
2. Theo dõi các giai đoạn phát triển của trẻ
Chúng tôi hiểu rằng trẻ em ở các độ tuổi khác nhau có những nhu cầu và khả năng khác nhau. Chúng tôi nghiên cứu về sự phát triển của trẻ và đảm bảo rằng lớp học và nhà của chúng tôi có các đồ chơi, giáo cụ, và hoạt động theo chuẩn Montessori phù hợp với sự phát triển của trẻ.
Bạn có thể tìm hiểu thêm về các giai đoạn nhạy cảm của trẻ để hiểu hơn về con mình, và qua đó, giúp con phát huy những năng lực vốn có của mình một cách tự nhiên.
3. Phương pháp giáo dục Montessori bắt đầu bằng sự quan sát trẻ
Chúng tôi quan sát các hoạt động của trẻ để có thể thay đổi các bài học, tài liệu, đồ chơi phù hợp nhất với sở thích và từng cột mốc phát triển của trẻ. Chúng tôi cố gắng đoán trước những gì trẻ sẽ cần tiếp theo và đảm bảo rằng trải nghiệm này sẽ có sẵn khi trẻ sẵn sàng khám phá chủ đề hoặc kỹ năng đó. Chúng tôi gọi điều này là "theo dõi trẻ".
4. Đề cao việc học hỏi từ môi trường xung quanh.
Chúng tôi tin rằng môi trường quanh trẻ chính là giáo viên tốt nhất của trẻ, và chúng tôi chuẩn bị nó giống như một con chim mẹ tạo ra một cái tổ thích hợp cho những đứa con của mình. Thay vì đưa ra mệnh lệnh nên học gì và khi nào, chúng tôi thiết kế lớp học hoặc ngôi nhà phù hợp với nhu cầu hiện tại của đứa trẻ. Chúng tôi chuẩn bị môi trường để cung cấp cho trẻ những trải nghiệm phong phú nhưng được cân bằng bởi vẻ đẹp và trật tự. Điều này cần rất nhiều nỗ lực, nhưng chúng tôi thấy hạnh phúc khi một đứa trẻ có cảm hứng học tập trong môi trường đó. Trong một lớp học Montessori hay môi trường chuẩn bị ở nhà điển hình theo phương pháp giáo dục Montessori, bạn sẽ thấy các đồ vật trong giỏ, khay hoặc hộp được sắp xếp trên giá một cách hấp dẫn và trật tự. Mỗi giáo cụ hay đồ chơi là một “công việc” có mục đích được thiết kế để dạy cho trẻ một khái niệm hay kỹ năng cụ thể. Từ đó, trẻ được rèn luyện sự khéo léo, khả năng tư duy, sự tự lập trong đời sống.
Xem thêm: Đặc Trưng Của Phương Pháp Montessori
Trong ảnh: Đồ chơi Montessori của Kinderlove
5. Trẻ sao chép mọi hành vi ứng xử và lời nói của người khác
Chúng tôi làm gương cho trẻ về cách ứng xử tốt và lịch sự. Chúng tôi đối xử với con cái như chúng tôi mong muốn được đối xử với bản thân. Chúng tôi sử dụng giọng nói điềm tĩnh khi giao tiếp với trẻ và luôn tôn trọng cảm xúc của trẻ. Chúng tôi tin rằng những đứa trẻ đang quan sát kỹ chúng tôi ngay cả khi chúng tôi không nhận thức được điều đó, chúng sẽ bắt chước những hành vi và thái độ của chúng tôi. Chúng tôi biết rằng con người không hoàn hảo, nhưng chúng tôi thực sự cố gắng thể hiện những điều tốt nhất ở bản thân để làm gương cho trẻ. Đó là tinh thần nhân văn của Montessori.
6. Montessori tôn trọng sự khác biệt của trẻ
Chúng tôi nhận ra rằng trẻ em là những cá thể độc nhất bởi chúng có khả năng học tập hay sở thích khác nhau. Chúng tôi tôn trọng sự độc đáo này và cho phép mỗi đứa trẻ phát triển theo tốc độ của mình. Montessori xây dựng chương trình hoạt động theo mỗi giai đoạn phát triển của trẻ cũng vì lẽ đó. Khi chúng tôi đặt niềm tin vào đứa trẻ, chúng tôi thường ngạc nhiên về khả năng học tập tuyệt vời diễn ra thông qua sự tương tác của đứa trẻ với thế giới của chúng.
7. Montessori định hướng tính kỷ luật cho trẻ một cách văn minh.
Chúng tôi không sử dụng phần thưởng và hình phạt để buộc trẻ em tuân thủ các quy tắc hoặc để phạt các hành vi xấu. Chúng tôi tin rằng mỗi đứa trẻ đều trong quá trình phát triển tính kỷ luật bản thân và phần thưởng phải là nội tại (bên trong chính con người trẻ) chứ không phải là áp đặt từ bên ngoài. Khi một đứa trẻ có hành vi sai trái, trước tiên chúng tôi xem xét lý do tại sao đứa trẻ thể hiện những hành vi đó (Đói? Mệt? Quá kích thích? Thử nghiệm ranh giới?). Và sau đó chúng tôi suy nghĩ xem liệu một sự thay đổi trong môi trường của trẻ có giúp ích được gì không hay chúng tôi cần dạy cho trẻ một kỹ năng giải quyết vấn đề nào đó để ngăn chặn một sự cố tương tự xảy ra.
Trong những nội dung hướng dẫn của phương pháp giáo dục Montessori giải thích rất rõ những phản ứng của trẻ. Việc la mắng, làm trẻ xấu hổ không có ích gì đối với việc giáo dục hành vi cho chúng, chỉ khiến trẻ cảm thấy không được thấu hiểu. Giúp đứa trẻ hiểu cách cư xử phù hợp hoàn cảnh một cách nhẹ nhàng nhưng kiên quyết mới là sáng suốt.
8. Phương pháp Montessori đề cao sự tự do vận động, khám phá.
Chúng tôi tin rằng trẻ em học tốt nhất khi chúng được tự do vận động cơ thể suốt cả ngày. Trẻ em được bảo vệ bởi các quyền về cơ thể, không nên bó buộc chúng vào bàn hay ghế. Trẻ nên được phép đi lại trong môi trường của chúng, vào phòng vệ sinh thường xuyên nếu chúng thích, hoạt động ở nhiều tư thế ngồi hoặc đứng khác nhau. Sự tự do vận động giúp các cơ quan được rèn luyện trở nên cứng cáp, bộ não đang phát triển của trẻ học tập hiệu quả hơn. Tuy nhiên, khuyến khích sự tự do không đồng nghĩa với bất nguyên tắc, trẻ cũng được dạy cách tôn trọng người khác, tuân thủ trật tự khi cần.
9. Lựa chọn cẩn thận giáo cụ theo phương pháp giáo dục Montessori
Chúng tôi tin rằng các giáo cụ mà trẻ sử dụng (có thể gọi chúng là "đồ chơi") nên được lựa chọn cẩn thận để hỗ trợ giai đoạn phát triển hiện tại. Vật liệu tự nhiên được ưu tiên hơn và các giáo cụ nên được sắp xếp hấp dẫn trên giá. Phương pháp Montessori sử dụng giáo cụ làm phương tiện truyền tải nội dung cần giảng dạy đến trẻ một cách cụ thể hoá.
Maria Montessori đã phát triển và sử dụng các giáo cụ được coi là truyền thống và cần thiết cho một lớp học Montessori. Bạn có thể thấy tòa tháp màu hồng, bảng chữ cái di chuyển hoặc những hạt cườm trong lớp học Montessori. Nhưng cũng có nhiều giáo cụ và “đồ chơi” khác chúng tôi sử dụng để dạy trẻ những kỹ năng và kiến thức khác nhau.
Maria Montessori đã nói: “Chơi là công việc của trẻ” - trẻ sẽ phát triển tự nhiên trong môi trường được tự do chơi theo cách chúng muốn.
Trong ảnh: Hộp đồ chơi Tập trung của Kinderlove cho bé 18-19 tháng tuổi
10. Cách hướng dẫn trẻ thực hành hoạt động Montessori
Với các giáo viên hay cha mẹ Montessori, trình bày một bài học cho trẻ là một hình thức nghệ thuật. Ví dụ, đối với trẻ nhỏ, chúng tôi thu hút sự chú ý của trẻ bằng cách nói rất ít khi hướng dẫn trẻ một hoạt động hay giáo cụ mới, và thay vào đó làm cho các cử động của chúng tôi chậm lại và có chủ ý. Điều này giúp đứa trẻ tập trung vào hành động của chúng tôi và nhớ những chi tiết nhỏ mà trẻ có thể bị quên nếu chúng tôi nói cùng một lúc. Trẻ được rèn luyện khả năng tiếp thu, sự tập trung, ghi nhớ tốt nhờ thực hành hoạt động Montessori đúng cách.
11. Niềm tin vào sức mạnh của giáo dục
Chúng tôi tin rằng giáo dục có thể thay đổi thế giới và làm thế giới trở nên tốt đẹp hơn. Bản thân những đứa trẻ đại diện cho một niềm hy vọng mới, tươi sáng cho nhân loại. Chúng tôi cảm thấy rằng công việc mà chúng tôi làm với tư cách là cha mẹ hay những nhà giáo dục, hướng dẫn trẻ hướng tới sự tự lập và lòng trắc ẩn, là vô cùng quan trọng trong cuộc sống tương lai trên Trái đất. Cách con cái chúng ta được đối xử khi còn bé sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ nền văn minh của chúng ta khi chúng trưởng thành và đưa ra những quyết định ảnh hưởng đến người khác.
Triết lý của phương pháp Montessori rất rộng lớn. Khi bạn bắt đầu đọc và thực hành, bạn sẽ bắt đầu hiểu được sức mạnh của toàn bộ phương pháp này.
Chào mừng bạn đến với Montessori!
Mọi thông tin liên hệ:
CÔNG TY TNHH KINDERLOVE
Website: https://kinderlove.vn
Zalo: 0334549012
Email: hello@kinderlove.vn
Bài viết khác:
- Mục Tiêu Phương Pháp Montessori Là Gì? Dạy Trẻ Thông Minh
- Tìm Hiểu Thông Tin Nổi Bật Về Phương Pháp Montessori
- Bố Mẹ Xem Ngay Phương Pháp Montessori Cho Trẻ 0 - 6 Tuổi
- 3 Cuốn Sách Nuôi Dạy Con Theo Phương Pháp Montessori Cực Hay
- Tips Dạy Toán Cho Trẻ Theo Phương Pháp Montessori
- Tổng Quan Thông Tin Về Các Góc Trong Lớp Học Montessori