Nhận Biết Kích Thước Và Phân Biệt Hình Dạng Qua Bộ Ghép Hình Cơ Bản Bằng Gỗ


Nhận Biết Kích Thước Và Phân Biệt Hình Dạng Qua Bộ Ghép Hình Cơ Bản Bằng Gỗ
Thứ Hai, 10/07/2023 Đăng bởi: KINDERLOVE

"Bộ ghép hình bằng gỗ" là gì? 

Đây là bộ đồ chơi đầy biến hóa, rất thú vị, được làm từ chất liệu gỗ an toàn và thân thiện với trẻ nhỏ. Có thể mở đầu cho việc dạy trẻ nhận biết kích thước, hình dạng sự vật. Bộ xếp hình này sẽ rất có ích cho việc bồi dưỡng tư duy không gian của trẻ, giúp phát triển thị giác, kỹ năng phối hợp tay mắt và cải thiện sự khéo léo của đôi bàn tay.

Nhận biết kích thước sự vật

Thông tin con người thu được từ thế giới bên ngoài thông qua thị giác chiếm 80% tổng lượng thông tin, do đó, sự phát triển năng lực thị giác và trình độ trí lực tổng hợp có quan hệ mật thiết với nhau.

Thị giác, ngoài độ nét của thị giác (có liên quan đến di truyền, rất khó rèn luyện) ra, còn có một loại năng lực có liên quan với trí tuệ, đó là khả năng phân biệt, nhận biết kích thước của sự vật. loại năng lực này có thể được nâng cao qua quá trình luyện tập. 

Trong quá trình rèn luyện, phát huy nâng cao khả năng nhận biết kích thước sự vật, có rất nhiều vật liệu, công cụ để hỗ trợ tác dụng hoàn thiện năng lực này. Trong đó, các bộ đồ chơi Montessori chính là giáo cụ có thể giúp cha mẹ cùng các bé rèn luyện khả năng nhận biết kích thước sự vật.

Bộ đồ chơi “Ghép hình vòng tròn” sẽ là bước luyện tập đầu tiên thích hợp với trẻ độ tuổi còn nhỏ. Mục đích của việc luyện tập đầu tiên là giúp trẻ dùng mắt phân biệt được sự khác nhau về kích thước của sự vật, đồng thời học được cách nói lên sự khác nhau đó bằng những từ thích hợp. Do đó, trong quá trình luyện tập cần chú ý những điều sau:

  1. Bắt đầu từ những đặc trưng rõ ràng nhất.

  2. Đưa ra giáo cụ theo cặp để trẻ có thể nắm bắt được hai từ vựng tương phản. Ví dụ: to và nhỏ, to hơn và nhỏ hơn…

  3. Từ lúc 13 -14 tháng, trẻ đã có thể tự mình hoạt động và bàn tay cũng đã có khả năng cầm nắm nhất định. Đây là lúc thích hợp để trẻ khởi đầu việc luyện tập phân biệt kích thước bằng mắt.

  4. Với trẻ nhỏ, chúng thường thích ngậm đồ vật, do đó, cha mẹ cần thường xuyên vệ sinh đồ chơi, giáo cụ.

Luyện tập nhận biết kích thước sự vật là một kiến thức rất cần thiết với trẻ, nhưng cũng cần căn cứ theo mức độ phát triển sinh lý của trẻ. Cha mẹ cũng cần chú ý kết hợp ngôn ngữ khi chơi và giao tiếp, đây sẽ là cơ hội tốt để trẻ học thêm từ vựng.

Việc thu dọn đồ chơi, giáo cụ sau khi kết thúc luyện tập cũng là một phần cha mẹ nên để ý, hãy khuyến khích trẻ hỗ trợ hoặc tự mình làm điều này. 

Nhận biết kích thước qua bộ đồ chơi ghép hình vòng tròn

Bằng những hoạt động đơn giản, bé sẽ có một trải nghiệm về toán học khi làm quen với việc ước lượng kích thước các miếng ghép. Khi bé cầm trên tay, quan sát, qua đó bạn sẽ giới thiệu khái niệm và từ vựng về lớn nhất, nhỏ nhất, lớn hơn, nhỏ hơn cho các bé. 

Trong ảnh: Ghép hình vòng tròn - Đồ chơi giáo dục Montessori của Kinderlove

Trước khi bắt đầu, cha mẹ hãy giới thiệu về bộ đồ chơi ghép hình vòng tròn với con; đồng thời, cho bé cầm làm quen với các miếng ghép, sau đó, lần lượt luyện tập theo các bước:

  • Bước 1: Mang bộ đồ chơi đặt bên phải còn bé ngồi phía trên trái cha mẹ.
  • Bước 2: Lần lượt lấy theo cặp 2 miếng ghép một và đặt chúng ra trước mặt bé. 
  • Bước 3: Dùng ngón trỏ chỉ vào vòng tròn nhỏ và nói: “Đây là hình nhỏ hơn”; dùng ngón trỏ chỉ vào vòng tròn to và nói: “Đây là hình lớn hơn”.
  • Bước 4: Lặp lại hành động trên thêm 2 lần, nói to với bé “Nhỏ hơn”, “Lớn hơn”.
  • Bước 5: Khuyến khích bé chỉ vào và nếu được thì có thể nói to theo. 

Khi bé đã hiểu về kích thước các hình tròn và phân biệt từ “Nhỏ hơn”, “Lớn hơn” thì tiếp tục luyện tập cùng bé theo nội dung dưới đây.

  • Bước 1: Nhờ bé mang giúp bộ đồ chơi ra một khoảng trống trên sàn nhà.
  • Bước 2: Để bé ngồi bên trái và các miếng ghép để bên phải của cha mẹ, còn bảng ghép hình thì đặt trước mặt bé.
  • Bước 3: Nói cho bé biết bây giờ sẽ chơi ghép hình. Lần lượt chọn miếng ghép tương ứng với hình tròn nhỏ nhất, đưa ra trước mặt bé và nói: “Đây là hình nhỏ nhất”. Và cẩn thận ghép vào chỗ tương ứng trên bảng ghép.
  • Bước 4: Cầm lên miếng ghép tiếp theo, nói với bé: “Đây là hình lớn hơn”. Tiếp tục ghép vào chỗ tương ứng trên bảng ghép.
  • Bước 5: Lần lượt đến miếng ghép cuối cùng. Hãy nói với bé: “Đây là hình lớn nhất”. Sau đó, cẩn thận đặt vào bảng ghép.
  • Bước 6: Nói với bé rằng: “Bây giờ mẹ sẽ gỡ ra, con có thể đặt các miếng ghép vào lại giúp mẹ không?”. Sau đó gỡ từng miếng ghép và đặt sang bên phải của bé. Để bé tự ráp các miếng ghép vào. 

Phân biệt hình dạng sự vật

Việc luyện tập phân biệt hình dạng rất quan trọng. Tuy nhiên, cha mẹ cần phải hiểu về mức độ phức tạp của những hình thù này, đồng thời sắp xếp cho việc học tập của trẻ được diễn ra theo trình tự dễ đến khó, dẫn dắt trẻ từng bước phân biệt được hình dáng khác nhau của đồ vật.

Phân biệt hình dạng cũng chính là cơ sở của năng lực tưởng tượng không gian. Trong quá trình tìm hiểu, luyện tập, việc dùng tay sờ mó các cạnh của hình cũng góp phần luyện tập các cơ ở tay, làm nền móng cho việc viết chữ và vẽ tranh.

Kể từ khi trẻ tròn 1 tuổi, có thể cho trẻ chơi những trò chơi đơn giản, sau đó tăng dần độ khó. 

Ngoài ra, thông qua các hoạt động, trò chơi phân biệt hình dạng, trẻ có thể phát triển về “Cảm giác hình khối”. Đây là năng lực dùng tay sờ, tiếp xúc với đường viền của vật thể để đoán ra được hình dạng của vật thể đó. Loại cảm giác này không chỉ bao hàm xúc giác và thị giác, mà những động tác tinh tế của cơ bắp và động tác ghi nhớ cũng tham gia vào quá trình nhận biết này. 

Đôi tay là một “đôi mắt” khác của trẻ, thông qua việc tiếp xúc, nó có thể truyền đạt những thông tin cụ thể; bất kể là những con thú nhồi bông mềm mại hay những khối xếp hình có cạnh có góc, đôi tay cũng đều có thể “nhìn” ra được.

Rèn luyện phân biệt hình dạng qua bộ đồ chơi ghép hình hình học

Trong hoạt động này, trẻ sẽ ghép các miếng ghép vào những cái lỗ tương ứng với hình dạng của chúng. Lưu ý, cha mẹ nên làm từ tốn và cẩn thận khi ráp để bé có thể làm theo. Cha mẹ cần dạy bé cất gọn gàng các hình khối, đồ chơi để tạo cho bé tính ngăn nắp. 

Trong ảnh: Ghép hình hình học - Đồ chơi giáo dục Montessori của Kinderlove

Cha mẹ chỉ cần một không gian thoáng, bằng phẳng, cùng một bộ đồ chơi ghép hình hình học, sau đó, cùng các bé bắt đầu khám phá theo các bước dưới đây:

  • Bước 1: Đặt bảng ghép hình bên cạnh trẻ trong tư thế ngồi
  • Bước 2: Mỗi lần mẹ chỉ nên đưa cho trẻ một dạng hình học duy nhất. Điều này để tránh gây khó khăn cho quá trình tiếp thu của trẻ. Như vậy, trẻ có nhu cầu hành động và không nản lòng.
  • Bước 3: Hãy bắt đầu bằng hình tròn. Cha mẹ cầm miếng ghép lên bằng tay trái nói to: “Đây là hình tròn”. Khuyến khích trẻ nói to theo “Hình tròn”
  • Bước 4: Sau đó cha mẹ dùng ngón trỏ tay phải chỉ vào lỗ hình tròn trên bảng ghép: “Đây là hình tròn”. Tiếp đó, cha mẹ chậm rãi đặt miếng ghép hình tròn đang cầm trên tay trái đặt vào lỗ hình tròn trên bảng ghép
  • Bước 5: Sau khi làm mẫu, cha mẹ hãy để các bé tự thực hiện, và khuyến khích bé nói to “Hình tròn” khi thực hiện việc ghép hình. 
  • Bước 6: Khi cảm thấy bé thực sự đã nhớ về hình tròn, cha mẹ lần lượt giới thiệu các hình dạng tiếp theo: hình vuông, hình tam giác, rồi hình chữ nhật, cuối cùng là hình ngũ giác. 

Khi các bé đã làm theo được và nhận thấy bé đã nhận biết được các hình dạng hình học ở trên, cha mẹ có thể cho trẻ thực hiện hoạt động tiếp theo. Đây là hoạt động khơi gợi khả năng lựa chọn của trẻ và củng cố lại kiến thức đã có. 

  • Bước 1: Đặt bảng ghép hình trước mặt bé. Cha mẹ để các miếng ghép một cách lộn xộn, ngẫu nhiên bên cạnh bé. 
  • Bước 2: Mẹ đưa ra yêu cầu: “Hình tròn đâu nhỉ?”. Sau khi bé cầm lên đúng miếng ghép hình tròn hãy khen ngợi trẻ. 
  • Bước 3: Sau đó, mẹ tiếp tục nói: “Hình tròn thì mình đặt vào chỗ nào nhỉ?”. Nếu bé không biết vị trí hoặc khó khăn trong việc đặt miếng ghép, cha mẹ hãy hỗ trợ con, nhưng không nên nhắc hoặc làm giúp.
  • Bước 4: Tiếp tục lần lượt lặp lại các bước trên với hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật, hình ngũ giác.

Cha mẹ cần nắm được nhu cầu nhận thức của trẻ để đưa ra tiến trình rèn luyện phù hợp. Đồng thời, cha mẹ nên xây dựng môi trường giáo dục phong phú, sinh động, an toàn để trẻ hoạt động phát triển nhận thức.

 

Mọi thông tin liên hệ:

CÔNG TY TNHH KINDERLOVE

Viết bình luận:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: