Tuyệt Đối Yên Tĩnh Chưa Hẳn Đã Có Lợi Cho Thính Giác Của Trẻ


Tuyệt Đối Yên Tĩnh Chưa Hẳn Đã Có Lợi Cho Thính Giác Của Trẻ
Thứ Sáu, 10/02/2023 Đăng bởi: Kinderlove

Không gian tuyệt đối yên tĩnh có phải là điều tốt cho thính giác của trẻ?

Có thể mọi người đều lầm tưởng là trẻ mới chào đời rất sợ ồn ào, đến mức cả nhà làm gì cũng phải nhẹ nhàng. Nhưng chúng ta đâu biết rằng những tiếng động phong phú trong thế giới xung quanh lại chính là những kích thích tốt nhất cho sự phát triển hệ thống thính giác của trẻ. Cha mẹ thường cố tình tạo ra một môi trường không có tiếng động cho bé, nhưng lại khiến cho hệ thống thính giác của trẻ trở nên chậm phát triển hoặc thiếu đi sự nhanh nhạy cần thiết.

Thực ra khi bé mới chào đời, vì tai giữa chưa phát triển hoàn thiện nên thính giác tương đối yếu. Khi nước ối còn sót lại trong tai bé được hút hết, thính giác sẽ phát triển nhanh chóng. Do đó, khi bé được một tháng, người lớn có thể thoải mái nói chuyện, bởi lúc này bé nghe không hiểu và cũng không rõ ràng.

Bên cạnh đó, những bé dưới 6 tháng tuổi rất thích nghe tiếng nói chuyện của mọi người, trẻ có thể nhanh chóng nhận ra tiếng nói của con người trong các loại âm thanh. 

Khi bé 3 tháng đã có thể phân biệt được giọng nói của cha mẹ, bé 6 tháng tuổi có thể phản ứng với âm điệu, bé 6 - 12 tháng thì “sơ đồ phản ánh thính giác” đã được xây dựng và hình thành. Bé trên 1 tuổi rất khó phân biệt được những âm sắc chưa từng được nghe qua. 

Hãy tận dụng thời kỳ nhạy cảm về thính giác của trẻ để tiến hành những hoạt động ngôn ngữ phù hợp sẽ đạt được hiệu quả cao hơn.

Nếu bạn muốn con mình có thể nắm được một vài ngôn ngữ, hãy tìm một vài người bạn “ngoại quốc” cho con mình trước khi bé một tuổi, thường xuyên để người bạn đó  nói cho bé nghe trong giai đoạn bé nhạy cảm về thính giác. 

Sơ đồ phản ánh thính giác là “bản đồ thính giác” được phác hoạ ra trong đại não của bé căn cứ vào khu vực hoạt động của nơron thần kinh của vỏ não. Sơ đồ thính giác của trẻ sơ sinh sẽ được hoàn thành khi bé được khoảng hơn một tuổi. Cho đến thời điểm này, các nơron thần kinh có thể dễ dàng phân biệt bất cứ âm thanh đi vào bản đồ thính giác. 

Do đó, càng cung cấp nhiều âm thanh có ý nghĩa đến tai bé, sơ đồ phản ánh thính giác của đại não càng dễ dàng hỗ trợ thúc đẩy sự phát triển độ nhạy bén của nơron thần kinh thính giác trong não bộ của bé.

Tiềm năng thính giác của trẻ lớn đến đâu?

Bé vui chơi

Các nhà khoa học đã làm một thí nghiệm như thế này: Khi trẻ sơ sinh đang tỉnh táo, đầu hướng về phía trước, dùng một hộp nhựa đựng một vài hạt ngô hoặc đậu tương, nhẹ nhàng lắc cái hộp đặt cách bé 10 - 15cm cho cái hộp phát ra tiếng động. Bé sẽ trở nên cảnh giác và đảo mắt. Sau đó, bé hướng mắt về phía có âm thanh phát ra. Có thể bé sẽ dõi mắt tìm kiếm cái hộp, dường như bé đang nghĩ có phải cái hộp này phát ra âm thanh không nhỉ?

Nếu như bạn quay đầu bé lại như bình thường, sau đó khẽ lắc cái hộp bên trái bé, lúc đó bé sẽ lại ngoảnh đầu về phía bên trái. Bé có thể liên tục quay đầu chính xác về hướng phát ra âm thanh. Dường như cái đầu của trẻ có lộ trình tự động, có thể tự chuyển động về hướng tốt nhất để tiếp thu âm thanh.

Khi âm thanh quá chói tai, bé sẽ tỏ ra khó chịu, không những không qua đầu về phía tiếng động phát ra mà còn tránh đi, quay về phía ngược lại. Thậm chí, trẻ có thể dùng hành động khóc để thể hiện sự khó chịu.

Thí nghiệm này đã chứng minh, trẻ từ khi mới sinh ra đã có khả năng xác định hướng âm thanh. Bé không chỉ nghe mà còn nhìn về nơi phát ra âm thanh, điều đó cho thấy hệ thần kinh giữa mắt và tai có liên kết với nhau, sự liên kết này khiến cho trẻ sơ sinh có thể tiếp thu các kích thích ở bên ngoài và dễ thích nghi với môi trường xung quanh. 

Sự phát triển thính lực của bé ngày càng nhạy bén cùng sự tăng lên của độ tuổi và sự phong phú của những kích thích từ thế giới bên ngoài. Khi bé được 21 – 24 tháng tuổi, bé có thể trực tiếp định vị âm thanh xuất phát từ mọi góc độ. Những tiếng côn trùng kêu, chim hót, tiếng gió lay động….dường như không thể lọt khỏi tai của bé. Đó là do bé đang ở trong giai đoạn nhạy cảm thính giác, hệ thống thính giác đang phát triển với tốc độ rất nhanh. 

Trong cuộc đời mỗi người, 15% việc học hỏi được hoàn thành thông qua hệ thống thính giác. Não bộ của bé tiến hành xử lý và phân chia những thông tin nghe được như thế nào sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc học ngôn ngữ, vận động, nhận thức và khả năng giao tiếp của bé như thế ấy. 

Nắm bắt thời kỳ nhạy cảm thính giác của trẻ để tăng cường bồi dưỡng và huấn luyện, cung cấp cho bé một môi trường thính giác phong phú để tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển thính giác và các năng lực khác về sau. 

Phương pháp rèn luyện để nâng cao thính giác của trẻ

Thông qua rèn luyện thính giác để thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của hệ thống thính giác cho bé. Dưới đây là một số phương pháp rèn luyện, nâng cao thính giác:

Đồ chơi cảm nhận nhịp điệu

Trong ảnh: Bộ đồ chơi gỗ Cảm nhận nhịp điệu của Kinderlove

  1. Không cần thiết phải duy trì sự yên tĩnh tuyệt đối trong phòng của trẻ sơ sinh; người nhà hãy nói chuyện, đi lại và hoạt động như bình thường để bé nhanh chóng thích nghi với môi trường xung quanh.
  2. Lúc cho bé bú hay thay tã, chỉ cần bé mở mắt, là phụ huynh có thể nói chuyện nhiều với bé hơn, nói cho bé nghe những thứ xung quanh và những chuyện đang xảy ra.
  3. Cha mẹ có thể chọn vài bài hát thiếu nhi, tiết tấu đơn giản, giai điệu du dương, nội dung đơn giản để bật cho bé nghe những lúc cha mẹ và con chơi trò chơi hay thay tã lót. Ban đầu, cha mẹ có thể chọn 1 -2 bài hát, bật đi bật lại cho bé nghe một thời gian rồi thay bằng những bài hát khác.
  4. Kết hợp những kích thích tốt cho thị giác để tạo ra môi trường thính giác phong phú cho bé. Ví dụ: Mua cho bé những món đồ chơi phát ra tiếng để thu hút sự chú ý của bé, như đồ chơi “hạt màu lúc lắc”, “chuông gỗ lăn tròn” của Kinderlove kích thích sự phát triển nhịp nhàng của thính giác, thị giác và xúc giác của bé. 
  5. Thu hút sự chú ý của bé thông qua tiếng người, tiếng kêu của loài vật, tiếng động các đồ vật, âm thanh của đồ chơi…Đồ chơi “lục lạc gỗ”, “chuông lúc lắc” của Kinderlove sẽ giúp trẻ học cách theo dõi âm thanh, tìm kiếm nơi phát ra tiếng động, nâng cao tốc độ phản ứng của bé. 
  6. Thường xuyên chơi trò chơi với bé. Với chiếc “trống tay” của Kinderlove, âm thanh vỗ trống kết hợp tiếng lục lạc leng keng, sẽ rèn luyện sức chú ý của thính giác, khả năng phân biệt, khả năng ghi nhớ, khả năng lý giải và khả năng phối hợp của bé.
  7. Dẫn bé đi cảm nhận các loại âm sắc của thế giới tự nhiên, để làm phong phú thêm kinh nghiệm thính giác cho bé.
  8. Cùng bé chơi trò nghe chỉ lệnh, truyền chỉ lệnh trong môi trường ồn ào để giúp khả năng thính giác của bé được nâng lên một tầm mới.
  9. Cố ý tạo ra một số loại “tiếng ồn” để tăng cường khả năng lựa chọn âm thanh và bỏ qua tiếng ồn của bé (dạy bé biết cách lắng nghe những âm thanh bé muốn nghe trong môi trường ồn ào).
  10. Cần hạn chế tối đa sử dụng các loại thuốc độc hại cho tai của bé, không nên ngoáy tai cho bé, hạn chế tối đa những tiếng ồn quá to, không để bé phải sống trong môi trường ồn ào quá lâu.
  11. Nếu như bé bị viêm tai hoặc các bệnh về tai, cần phải đưa bé đi kiểm tra thính giác định kỳ.

Các bậc phụ huynh đã nắm bắt các thời kỳ phát triển hệ thống thính giác của trẻ. Từ đó, cha mẹ hãy tạo ra những kích thích tốt đến thính giác của các bé. Như vậy, chắc chắn sẽ nâng cao khả năng phát triển thính giác và não bộ của bé.

 

Mọi thông tin liên hệ:

CÔNG TY TNHH KINDERLOVE

 

Viết bình luận:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: