-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Thứ Năm,
23/03/2023
Đăng bởi: Kinderlove
Vitamin D là một loại vitamin quan trọng giúp cơ thể tổng hợp, lưu trữ và hấp thụ canxi. Người ta thường gọi vitamin D là “vitamin ánh nắng”. Lý do bởi ánh nắng mặt trời hỗ trợ làn da con người tổng hợp vitamin D cung cấp cho cơ thể.
Ngày nay, hầu hết các bệnh viện sản nhi đều đưa vitamin D vào nhóm chất cần bổ sung đường uống cho trẻ ngay từ khi mới sinh. Các bác sĩ khuyên cha mẹ nên bổ sung vitamin D cho con đều đặn hàng ngày trong những năm đầu đời để phát triển chiều cao tối ưu cho trẻ.
Vậy tác dụng của vitamin D đối với trẻ là gì? Làm thế nào để bổ sung vitamin đúng cách cho con là điều các cha mẹ đều quan tâm và muốn biết.
Tác dụng của vitamin D đối với sự phát triển chiều cao của trẻ
Phát triển chiều cao cho con là việc dành được nhiều sự quan tâm của cha mẹ ngay từ khi người mẹ còn thai nghén. Chiều cao không chỉ phản ánh sức khoẻ, sự phát triển thể chất của trẻ, mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến yếu tố ngoại hình cũng như sự tự tin của trẻ.
Vitamin D giúp hỗ trợ xương hấp thụ canxi và photpho
Cha mẹ thường hay lầm tưởng rằng bổ sung canxi nhiều cho con thì trẻ sẽ trở nên cao lớn. Nhưng điều đó không chính xác, bởi lượng canxi từ các bữa ăn đã cung cấp đủ canxi cho con, chưa kể đến trẻ sơ sinh có thức ăn chính là sữa. Vấn đề mấu chốt nằm ở sự hấp thu của xương.
Canxi và photpho được máu vận chuyển đến với xương, nhưng để hấp thu được thì cần có vitamin D giúp tổng hợp. Thế nhưng cơ thể thường thiếu hụt vitamin D nên trẻ cần được bổ sung vitamin D hàng ngày thông qua đường uống.
Vitamin D giúp cải thiện sức đề kháng
Nhóm vitamin có tác dụng lớn đối với sức đề kháng của trẻ bao gồm vitamin A, D, C. Vitamin A liều cao sẽ được bổ sung cho trẻ một năm hai lần tại các cơ sở y tế địa phương. Vitamin C sẽ được bổ sung qua ăn uống, các loại trái cây như: ổi, bưởi, cam, chanh. Đối với vitamin C,trẻ sẽ chỉ được bổ sung sau khi đủ hai tuổi với chỉ định của bác sĩ. Chỉ có vitamin D là cha mẹ có thể tự bổ sung tại nhà hàng ngày cho trẻ ngay từ khi sinh ra.
Vitamin D mới là chìa khóa chính trong hệ miễn dịch. Bởi vì nó điều hoà hơn 600 gen trong cơ thể mà hầu hết những gen này liên quan hoạt động của bạch cầu lympho - một loại bạch cầu bảo vệ cơ thể.
Vitamin D có tác dụng giảm khả năng nhiễm các bệnh viêm hô hấp, hen suyễn
Theo nghiên cứu, vitamin D có hoạt tính kháng khuẩn, kháng vi-rút và chống viêm có thể làm giảm nguy cơ lên cơn hen suyễn do nhiễm trùng đường hô hấp. Theo chuyên trang của Tổ chức Hen suyễn và Dị ứng Hoa Kỳ (gọi tắt là AAFA), các chuyên gia đã nghiên cứu trên 435 trẻ em và 658 người lớn và kết luận vitamin D:
- Có khả năng làm giảm cả nguy cơ lên cơn hen suyễn và sử dụng chăm sóc sức khỏe. Nhưng những phát hiện này thường chỉ giới hạn ở những người mắc bệnh hen suyễn nhẹ hoặc trung bình. Nghiên cứu cũng chỉ xem xét những người có mức vitamin D cơ bản thấp hơn.
- Trẻ em và những người thường xuyên lên cơn hen nặng ít được đưa vào làm đối tượng nghiên cứu về mối liên hệ giữa vitamin D với hen suyễn. Các chuyên gia cần có thêm các thử nghiệm ban đầu để xem liệu vitamin D có thể làm giảm nguy cơ lên cơn hen nặng ở những nhóm này hay không.
Điều này chứng minh rằng khi mẹ mang thai và trẻ sơ sinh được bổ sung vitamin D thì xác suất trẻ sinh ra mắc các bệnh viêm nhiễm hô hấp cũng như hen suyễn sẽ thấp hơn. Xác suất thấp nghĩa là giảm thiểu khả năng mắc bệnh chứ không thể nào khẳng định chắc chắn sẽ không bị bệnh.
Vitamin D cũng cần được sử dụng đúng cách
Phơi nắng để tổng hợp vitamin D không phải là giải pháp hiệu quả
Cha mẹ có thể cho rằng phơi nắng giúp trẻ hấp thụ vitamin D. Tuy nhiên để tổng hợp được lượng vitamin D đủ dùng trong một ngày thì con phải phơi nắng trong nhiều tiếng. Trong khi đó ánh nắng mặt trời mang nhiều những tia có hại với làn da mỏng manh của trẻ.
Việc trẻ được phơi nắng sáng sớm khoảng 6 giờ phơi là không hợp lý vì giờ đó hàm lượng UVB không đủ cho cơ thể bé hấp thụ. Hàm lượng UVB tốt nhất để mà hấp thụ Vitamin D là 9-13h. Quan điểm dân gian phơi sáng sớm và nhiều người ủng hộ quan điểm đó bởi ánh sáng dịu nhẹ, không quá nắng gắt cháy da. Nhưng thực tế thì hoàn toàn khác. Khoảng thời gian đó chỉ có tia UVA độc hại, không đủ UVB để tạo Vitamin D.
Bên cạnh đó, phơi là phải bộc lộ càng nhiều diện tích da của con càng tốt. Nghĩa là phải bộc lộ mặt, ngực, 2 tay, 2 chân của bé chứ không phải quấn kín mít chỉ lộ khuôn mặt. Ngày nay, tầng ozone không còn nguyên vẹn như xưa cho nên dù có phơi đúng giữa trưa nắng với hy vọng đủ UVB cho con thì bạn và con bạn cũng hứng trọn tia UVA - loại tia gây tàn phá mô dưới da, lão hoá da và ung thư da.
Như vậy, cha mẹ vẫn có thể cho trẻ phơi nắng sớm trước 8h sáng, mỗi lượt chỉ 10-15 phút. Để đảm bảo sức khoẻ thì em bé ít nhất mười ngày tuổi mới có thể thực hiện việc này. Ngoài ra, phơi nắng sớm có thể giúp trẻ giảm hiện tượng vàng da sinh lý ở trẻ sơ sinh và thư giãn. Cha mẹ lưu ý tránh để ánh nắng rọi trực tiếp vào mắt vì lúc này thị lực của con còn rất nhạy cảm.
Bổ sung vitamin D cho trẻ từ sữa giàu vitamin và canxi. Nếu trẻ sơ sinh bú mẹ thì việc mẹ cung cấp vitamin D3 và canxi cho bản thân là điều rất cần thiết. Ngoài ra, khi đến độ tuổi ăn dặm, trẻ nên ăn uống các thực phẩm giàu vitamin như nước trái cây, phomai, sữa chua, đậu phụ, ngũ cốc.
Những giấc ngủ chất lượng cũng giúp cho quá trình tổng hợp canxi cho xương hấp thu tốt hơn. Các bác sĩ khuyến cáo trẻ nhỏ nên ngủ từ 9h và trẻ sơ sinh nên bắt đầu giác đêm từ 7h-8h tối tuỳ tháng tuổi để có thể tận dụng tối đa hiệu quả phát triển chiều cao nói riêng và thể chất nói chung.
Liều lượng bổ sung vitamin D đúng cách
Hiện nay, Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ khuyến nghị bổ sung 400 IU vitamin D3 một ngày cho trẻ từ sơ sinh để cải thiện khả năng hấp thu canxi cũng như hỗ trợ tăng đề kháng cho cơ thể. Cha mẹ cần tuân thủ đúng chỉ định để bổ sung vitamin D cho trẻ.
Cha mẹ cần đọc kỹ cách bảo quản, cách sử dụng, hạn sử dụng mà nhà sản xuất đề ra và chỉ sử dụng đúng dụng cụ đo lường của chính sản phẩm đó.
Mẹ đang mang thai hoặc cho con bú cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ để bổ sung vitamin D3 cần thiết, tránh hoặc giảm việc thiếu hụt vitamin D cho trẻ. Việc bổ sung vitamin D cho mẹ không chỉ tốt cho sức khoẻ và sự phát triển của trẻ mà còn khắc phục sự thiếu hụt canxi gây đau mỏi, loãng xương ở phụ nữ.
Cha mẹ tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ về bổ sung vitamin D cho trẻ sẽ giúp trẻ có bước đà tốt về dinh dưỡng để thúc đẩy phát triển chiều cao. Bên cạnh việc bổ sung đường uống thì chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt của trẻ cũng cần được cha mẹ quan tâm để con phát triển thể chất, trí não toàn diện nhất. Tập luyện các vận động thể chất phù hợp theo từng độ tuổi cũng góp phần phát triển hệ cơ xương, cải thiện chiều cao cho trẻ.
Việc tự ý tăng liều lượng không khiến cho hiệu quả tốt hơn mà còn có thể gây nên những tác dụng phụ nguy hiểm.
Biểu hiện của việc sử dụng vitamin D quá liều có thể kể đến như:
- Tăng canxi máu, nôn trớ, bỏ bú
- Mệt mỏi, kém vận động, suy kiệt cơ thể
Khi trẻ nhỏ có bất cứ dấu hiệu bất thường nào trong quá trình bổ sung vitamin D, cha mẹ nên đưa con đến bệnh viện càng sớm càng tốt để được thăm khám tốt nhất.
Để con các có thể phát triển chiều cao nói riêng và thể chất nói chung là mong muốn của các phụ huynh. Khi trẻ có một chiều cao tối ưu với thể trạng cơ thể mình, trẻ sẽ khỏe mạnh và tự tin hơn trong cuộc sống. Vitamin D, cụ thể là D3 không phải là thần dược giúp tăng chiều cao.
Việc bổ sung vitamin D đúng cách cho trẻ chỉ là một bước đệm để trẻ có lợi thế hấp thu canxi cung cấp đủ cho hệ cơ xương. Cha mẹ thông thái sẽ biết tìm hiểu thông tin đúng đắn, áp dụng hiệu quả để mỗi em bé đều có cơ hội phát triển chiều cao như mong đợi.
Mọi thông tin liên hệ:
CÔNG TY TNHH KINDERLOVE
Website: https://kinderlove.vn
Zalo: 0334549012
Email: hello@kinderlove.vn
Bài viết khác:
- Chế Độ Dinh Dưỡng Cho Trẻ Sơ Sinh Và Trẻ Nhỏ - Những Điều Cần Biết
- Các Vấn Đề Sức Khỏe Trẻ Sơ Sinh Thường Gặp: Điều Gì Bố Mẹ Cần Biết?
- Trẻ Sơ Sinh Bị Ho: Ba Mẹ Đừng Xem Nhẹ! Nguyên Nhân & Cách Trị
- Mẹ Cho Bé 7 Tháng Tuổi Ăn Gì? Thực Đơn Ăn Dặm Siêu Hấp Dẫn
- Tips Cho Con Bú Đúng Cách Sữa Về Nhiều Không Bị Sặc
- 5 Nguyên Nhân Khiến Trẻ Khóc Đêm & Giải Pháp Dành Cho Ba Mẹ