Lượng Sữa Cho Trẻ Sơ Sinh Bao Nhiêu Là Tốt Nhất?


Lượng Sữa Cho Trẻ Sơ Sinh Bao Nhiêu Là Tốt Nhất?
Thứ Hai, 19/02/2024 Đăng bởi: Kinderlove Team

Khi trẻ sơ sinh chào đời, một trong những câu hỏi quan trọng đối với các bà mẹ là "Lượng sữa cho trẻ sơ sinh bao nhiêu là tốt nhất?" Đây là một vấn đề mà nhiều gia đình đang tìm hiểu và mong muốn có câu trả lời chính xác. Việc cung cấp đủ lượng sữa cho trẻ sơ sinh là một yếu tố quan trọng để đảm bảo sự phát triển và sức khỏe tốt của trẻ.Tuy nhiên, không có một con số cụ thể và tuyệt đối cho lượng sữa cho mọi trẻ sơ sinh. Trong bài viết này, Kinderlove sẽ cùng bố mẹ khám phá và tìm hiểu về yếu tố ảnh hưởng đến lượng sữa cần cung cấp cho trẻ sơ sinh, từ đó giúp các bà mẹ có cái nhìn tổng quan hơn về việc nuôi dưỡng trẻ yêu của mình.

1. Vì sao nên cho trẻ sơ sinh bú sữa mẹ? 

Sữa mẹ là thức ăn, nguồn cung cấp chất dinh dưỡng đầy đủ nhất dành cho trẻ sơ sinh. Cho trẻ sơ sinh bú sữa mẹ mang lại nhiều lợi ích cho cả mẹ và bé: 

  • Dinh dưỡng: Sữa mẹ cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ sơ sinh, bao gồm protein, carbohydrate, chất béo, vitamin và khoáng chất. Sữa mẹ cung cấp một tỷ lệ lý tưởng các chất dinh dưỡng, giúp trẻ tăng cân và phát triển não bộ, hệ miễn dịch và hệ tiêu hóa.

  • Hệ miễn dịch: Sữa mẹ chứa các kháng thể, tế bào miễn dịch và các yếu tố bảo vệ khác, giúp bảo vệ trẻ khỏi nhiều bệnh tật và nhiễm trùng. Đặc biệt, sữa mẹ cung cấp kháng thể chuyên biệt cho trẻ, giúp bảo vệ chống lại các vi khuẩn, virus và các tác nhân gây bệnh khác.

  • Tiêu hóa và hấp thụ: Sữa mẹ dễ tiêu hóa và hấp thụ hơn so với sữa công thức. Nó chứa các enzym và yếu tố tự nhiên giúp cải thiện quá trình tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng, đồng thời giảm nguy cơ táo bón và tiêu chảy.

  • Phòng ngừa bệnh: Các nghiên cứu cho thấy trẻ được nuôi bằng sữa mẹ có nguy cơ thấp hơn mắc các bệnh như viêm phổi, viêm tai, tiểu đường type 1, bệnh Crohn, viêm đại tràng và một số loại ung thư trẻ em.

  • Gắn kết và phát triển tâm lý: Việc cho con bú giúp xây dựng mối quan hệ gần gũi và gắn kết giữa mẹ và con. Sự tiếp xúc và cảm giác an toàn khi được bú cũng có thể giúp trẻ phát triển tâm lý và tình cảm tốt hơn.

  • Hỗ trợ sức khỏe người mẹ: Quá trình nuôi con bằng sữa mẹ còn hỗ trợ sức khỏe của người mẹ, bao gồm việc giảm nguy cơ ung thư vú và buồng trứng, cũng như giúp người mẹ nhanh chóng trở về trọng lượng cơ thể trước khi mang thai.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định, việc nuôi con bằng sữa mẹ có thể không khả thi hoặc không được khuyến nghị do các vấn đề sức khỏe của mẹ hoặc bé. Trong những tình huống như vậy, sữa công thức là một lựa chọn thay thế an toàn và hiệu quả. Có dạng bột hoặc nước, sữa công thức cung cấp protein, carbohydrate, chất béo, vitamin, và khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của bé. Các loại đặc biệt như không chứa lactose, chứa chất béo chọn lọc, hay sữa hữu cơ cung cấp lựa chọn phù hợp với nhu cầu cụ thể của bé.

Sữa mẹ là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng đầy đủ nhất dành cho trẻ sơ sinh

Sữa mẹ là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng đầy đủ nhất dành cho trẻ sơ sinh

2. Lượng sữa mẹ cho trẻ sơ sinh theo từng giai đoạn

  • Lượng sữa cho trẻ sơ sinh sau 24h sau khi sinh

Sau 24h sau sinh, trẻ sơ sinh thường sẽ bú khoảng 8 lần và cần thay tã khoảng 3 lần. Số lượng sữa mà trẻ tiêu thụ sữa thường rất ít chỉ khoảng 15ml và chủ yếu chỉ là sữa non của mẹ - sữa non đầu tiên rất giàu dinh dưỡng cho trẻ. Đây là tình trạng hoàn toàn bình thường, sữa mẹ sẽ bắt đầu có nhiều sau 3 ngày khi sinh. Sữa non là nguồn cung cấp dinh dưỡng có chứa đủ calo, chất dinh dưỡng cho cần thiết cho trẻ nên dù lượng sữa trẻ nhận không nhiều nhưng nó vẫn đủ để đáp ứng được nhu cầu trẻ. Và các mẹ cũng không cần quá lo lắng vì chất lượng sữa non rất cao và tốt cho sự phát triển của trẻ. 

  • Trẻ sơ sinh từ 0 – 1 tháng tuổi

Trong giai đoạn từ 0 -  1 tháng tuổi trẻ sơ sinh cần được bú từ 8 - 12 lần/ ngày, mỗi lần bú cách nhau khoảng 3 giờ. Nhưng sẽ có những trẻ cần được bú nhiều hơn. Nếu như trẻ không tự thức dậy để bú thì bố mẹ nên đánh thức và cho trẻ bú đúng giờ giấc cho đến khi trẻ sơ sinh đã tăng được cân nặng. Mỗi lần bú, trẻ cần có thời gian từ 10 đến 20 phút, có một số trẻ bú lâu hơn và đảm bảo trẻ đang nhận đầy đủ chất dinh dưỡng. 

Lượng sữa trẻ bú sẽ thay đổi vào sự phát triển và kỹ năng bú theo thời gian. Điều quan trọng sau khi bú, trẻ cảm thấy no và ngủ ngon và tăng cân có sự phát triển ổn định.

  • Trẻ sơ sinh từ 2 tháng tuổi

Ở giai đoạn này, khả năng bú của trẻ sẽ phát triển, tốc độ bú của trẻ nhanh hơn và thời gian bú có thể rút ngắn lại. Vì vậy, số lần bú trong ngày cũng có thể giảm, còn khoảng 6 đến 8 lần. Mỗi lần bú, trẻ có khả năng uống từ 118ml đến 148 ml sữa và thời gian cách nhau khoảng 2 đến 3 giờ. 

  • Trẻ từ 3 - 5 tháng tuổi

Trong giai đoạn 3 tháng tuổi trẻ lượng sữa mà trẻ bú được khoảng 120ml đến 210 ml. Khi trẻ ở tháng thứ 4 lượng sữa trung bình mỗi lần bú là 177ml và tăng lên đến 236ml ở tháng thứ 5. Bên cạnh đó số lần bú hàng ngày sẽ giảm xuống chỉ khoảng 5 đến 6 lần và thời gian bú cũng tăng lên với khoảng cách 3 đến 4 giờ mỗi lần bú. 

  • Trẻ từ  6 - 12 tháng tuổi

Đây là giai đoạn quan trọng và trẻ sẽ có nhiều phát triển vượt bậc. Đặc biệt là khi trẻ 6 tháng tuổi số lần bú sẽ giảm xuống và còn khoảng 5 lần mỗi ngày nhưng lượng sữa tiêu thụ sẽ tăng lên hơn 210 ml. Khi trẻ lớn hơn khoảng từ 7 -  12 tháng số lần bú sẽ tiếp tục giảm chỉ còn 3 đến 4 lần mỗi ngày và mỗi lần bú nạp khoảng 240ml sữa kết hợp cùng 3 bữa ăn dặm. 

Giai đoạn này, bố mẹ cần có một chế độ ăn uống thật khoa học và cung cấp các loại dưỡng chất cho sự phát triển của trẻ. Nếu như mẹ muốn tập cho trẻ ăn dặm thì nên cho trẻ bú sữa trước điều này có thể giúp giảm thiểu những rủi ro gặp các vấn đề về đường tiêu hóa như tiêu chảy, đau bụng,...

Lượng sữa mẹ cho trẻ sơ sinh theo từng giai đoạn

Lượng sữa mẹ cho trẻ sơ sinh theo từng giai đoạn

3. Lượng sữa công thức và cữ ăn cho trẻ sơ sinh

Sữa công thức hay còn gọi là sữa bột cho trẻ em, là sản phẩm được tạo ra để bổ sung hoặc thay thế cho sữa mẹ đối với trẻ dưới 12 tháng. Sản phẩm này được thiết kế  có các thành phần dinh dưỡng và công thức tương tự như sữa mẹ.

Tuy nhiên, các nghiên cứu cho rằng sữa công thức không hoàn toàn có thể thay thế được sữa mẹ. Vì lý do này, trong khoảng thời gian đầu đời của trẻ sữa mẹ vẫn là lựa chọn tốt nhất và sữa công thức chỉ nên được sử dụng trong những tình huống không thể tránh khỏi, ví dụ khi mẹ gặp vấn đề về sức khỏe, bị nhiễm trùng, cần dùng thuốc có ảnh hưởng đến sữa, hoặc khi bé có vấn đề vật lý như sứt môi hoặc hở hàm ếch, hoặc có rối loạn chuyển hóa lactose.

Vì thế, trước khi quyết định cho trẻ dùng sữa công thức, mẹ cần thảo luận với bác sĩ, xem xét kỹ lưỡng các thành phần dinh dưỡng, chọn sản phẩm từ nhà cung cấp đáng tin cậy và lựa chọn loại sữa phù hợp với nhu cầu phát triển của bé. Thị trường hiện nay cung cấp nhiều loại sữa công thức:

  • Sữa bột: Là sữa dạng bột phải pha với nước trước khi uống.

  • Sữa dạng lỏng: Sữa này cần được pha loãng với nước theo tỉ lệ nhất định trước khi sử dụng.

  • Sữa dùng ngay: Đây là sữa đã pha sẵn, có thể dùng trực tiếp mà không cần thêm bước chuẩn bị, nhưng giá thành thường cao hơn hai loại trước.

Mỗi loại sữa công thức có hướng dẫn cụ thể về liều lượng và cách dùng. Dưới đây là một số khuyến nghị về lượng sữa công thức phù hợp cho bé tùy theo độ tuổi:

  • Trẻ từ 0-1 tháng tuổi: Do hệ tiêu hóa còn non nớt, nên cho trẻ tiêu thụ 8-10 bữa mỗi ngày, mỗi bữa khoảng 60ml sữa.

  • Trẻ từ 1-2 tháng tuổi: Khi hệ tiêu hóa đã ổn định hơn, trẻ nên được bú từ 7-10 bữa mỗi ngày, với mỗi bữa là 90ml sữa.

  • Trẻ từ 2-4 tháng tuổi: Hệ tiêu hóa của trẻ đã thích nghi với việc tiêu hóa sữa công thức, số bữa có thể giảm xuống còn 6-10 bữa, mỗi bữa khoảng 120ml sữa.

  • Trẻ từ 4-6 tháng tuổi: Trẻ cần nhiều dưỡng chất hơn để phát triển nhanh chóng và hệ tiêu hóa đã hoàn thiện hơn, có thể xử lý tốt hơn, trẻ có thể bú 6-8 bữa mỗi ngày, mỗi bữa tăng lên khoảng 150ml sữa.

  • Trẻ từ 6 - 12 tháng tuổi: Khi bé bắt đầu ăn thức ăn đặc, lượng sữa bột trẻ cần mỗi ngày có thể sẽ giảm dần. Bạn tiếp tục cho bé bú khi bé có dấu hiệu đói, khoảng 5 - 6 lần trong 24 giờ tùy nhu cầu của trẻ. 

Nên lựa chọn loại sữa phù hợp với nhu cầu phát triển của bé

 Nên lựa chọn loại sữa phù hợp với nhu cầu phát triển của bé

4. Dấu hiệu trẻ sơ sinh đã ăn đủ và chưa đủ

Dấu hiệu trẻ đã ăn đủ

  • Trẻ ngừng bú hoặc từ chối sữa một cách tự nhiên.

  • Trẻ có cảm giác thỏa đáng, thư giãn sau khi bú.

  • Trẻ có vẻ hài lòng và yên tĩnh sau khi bú.

  • Trẻ có cân nặng tăng, và các chỉ số phát triển khác như tăng chiều cao và vòng đầu cũng phát triển bình thường.

Dấu hiệu trẻ chưa đủ sữa

  • Trẻ thường xuyên yêu cầu ăn sớm hơn lịch trình thông thường.

  • Trẻ khóc nhiều hoặc không thỏa mãn sau khi bú.

  • Trẻ không có cân nặng tăng đúng như mong đợi hoặc có các vấn đề phát triển khác.

Dấu hiệu trẻ sơ sinh đã ăn đủ và chưa đủ

Dấu hiệu trẻ sơ sinh đã ăn đủ và chưa đủ

5. Lưu ý quan trọng khi cho trẻ sơ sinh bú

Dưới đây là một số lưu ý quan trọng khi cho trẻ sơ sinh bú sữa mẹ:

  • Tạo môi trường yên tĩnh và thoải mái: Đảm bảo cho trẻ một không gian yên tĩnh để trẻ tập trung và ăn một cách thoải mái.

  • Đặt đúng tư thế: Đặt trẻ vào tư thế đúng, đảm bảo đầu của trẻ hướng về phía vú và miệng mở rộng đủ để bao quanh hoàn toàn vú.

  • Kiên nhẫn và thư giãn: Cho trẻ thời gian và không áp đặt. Hãy kiên nhẫn và thư giãn trong quá trình cho trẻ bú, đồng thời tạo một môi trường thoải mái và không ép buộc.

  • Chăm sóc vú: Đảm bảo vệ sinh vú sạch sẽ trước và sau khi cho trẻ bú. Rửa vú bằng nước ấm hoặc nước muối sinh lý để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn.

Khi cho trẻ sơ sinh bú sữa công thức, ba mẹ hãy lưu ý các điều sau:

  • Chọn lựa bình sữa phù hợp: Chọn bình có kích cỡ phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Lựa chọn các bình được làm từ chất liệu an toàn không có BPA.

  • Kiểm tra nhiệt độ sữa: Luôn kiểm tra nhiệt độ của sữa trước khi cho trẻ bú để tránh gây tổn thương cho lưỡi và miệng của trẻ.

  • Chọn lựa loại núm phù hợp: Chọn loại núm phù hợp với lứa tuổi và tốc độ bú của trẻ.

  • Chuẩn bị sữa đúng cách: Pha sữa công thức theo hướng dẫn để đảm bảo sự cân đối chất dinh dưỡng.

  • Thời gian bú: Cho trẻ bú bình theo nhu cầu và không nên ép buộc trẻ phải bú xong trong một khoảng thời gian cố định hay phải bú hết bình.

  • Tạo môi trường yên tĩnh: Tạo môi trường yên tĩnh và thoải mái để trẻ có thể tập trung vào việc bú.

  • Tư thế đúng khi bú: Đảm bảo bé đang ở tư thế đúng khi bú để đảm bảo việc hấp thụ sữa đúng cách, tránh trường hợp trẻ nuốt quá nhiều khí. 

Đảm bảo cho trẻ một không gian yên tĩnh

Đảm bảo cho trẻ một không gian yên tĩnh

Với sự quan tâm và chăm sóc đúng cách, bạn sẽ tìm ra lượng sữa thích hợp cho trẻ của mình và đảm bảo sự phát triển và tăng trưởng lành mạnh cho con của bạn. Hãy tận hưởng những khoảnh khắc đáng quý cùng với con yêu của bạn và hãy luôn lắng nghe và đáp ứng nhu cầu ăn uống của trẻ một cách tốt nhất.

 

Mọi thông tin liên hệ:

CÔNG TY TNHH KINDERLOVE

Viết bình luận:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: