-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Thứ Hai,
19/02/2024
Đăng bởi: Kinderlove Team
Trẻ sơ sinh còn quá non nớt, vì vậy, cha mẹ cần cẩn thận và chu đáo thêm một chút trong việc chăm sóc con giai đoạn chu sinh 7 ngày đầu tiên. Đây chính là một trong những thay đổi đầu đời quan trọng của con. Hãy cùng Kinderlove tìm hiểu thật kỹ cách chăm sóc trẻ sơ sinh để chuẩn bị đón chào con đến thế giới này thật tốt nhé!
1. Thời kỳ chu sinh là gì?
Thời kỳ chu sinh được tính từ tuần thứ 28 con trong bụng mẹ đến hết ngày thứ 7 sau khi sinh (tuần đầu sau sinh). Chu sinh được hiểu là xung quanh thời điểm mẹ sinh em trẻ, đây là bước thay đổi lớn không chỉ của mẹ và của cả con.
Thời kỳ chu sinh trẻ sẽ đổi môi trường sống từ bụng mẹ ra ngoài
Trong thời kỳ chu sinh, trẻ sẽ phải trải qua bước chuyển đổi môi trường sống quan trọng, từ sống trong tử cung mẹ được đưa thức ăn dinh dưỡng trực tiếp qua dây rốn, chuyển sang môi trường sống ngoài tử cung. Hơn nữa, nhiệt độ môi trường cũng thay đổi, trong cơ thể mẹ là 37 độ C ra ngoài môi trường tự nhiên dao động ở 25-27 độ C, khiến trẻ phải học cách tự mình thích nghi. Có những trường hợp, trẻ sơ sinh không vượt qua được thời gian tuần đầu tiên này, không thể thích nghi được nên đã dẫn tới tử vong, người ta vẫn nói đó là trường hợp tử vong chu sinh. Chính vì vậy, đây là thời kỳ mẹ và trẻ cần nhiều nhất sự quan tâm, bảo vệ và chăm sóc đúng cách.
2. Những điều nên làm khi chăm sóc trẻ thời kỳ chu sinh
Thời kỳ chu sinh là một trong những giai đoạn đầu đời quan trọng nhất của con. Vì vậy bố mẹ nên học cách chăm sóc con đúng đắn nhất để tạo đà cho trẻ phát triển toàn diện.
Đảm bảo giấc ngủ: Theo nhận định của nhiều chuyên gia thì sự tăng trưởng ở trẻ sơ sinh phần lớn đạt được thông qua giấc ngủ và bú sữa. Trẻ ngủ nhiều giấc ngắn cả đêm lẫn ngày là hoàn toàn bình thường; bởi vì, giấc ngủ ở trẻ sẽ bước vào chu kỳ ổn định hơn bắt đầu từ tháng thứ tư. Trẻ nên được ngủ cũi/nôi riêng đặt trong phòng ba mẹ để tiện chăm sóc. Tránh cho trẻ sơ sinh ngủ cùng giường ba mẹ để đảm bảo an toàn.
Cần đảm bảo giấc ngủ cho trẻ
Cho trẻ bú sớm: Nếu mẹ chưa có sữa thì có thể cho trẻ bú bình tạm thời, đến khi có sữa, mẹ nên tăng cường cho con bú và bú càng sớm càng tốt để trẻ có thể tiếp nhận được lượng sữa non bổ dưỡng. Thời gian và tần suất bú phụ thuộc vào nhu cầu của trẻ. Hầu hết trẻ sơ sinh cần được cho bú 2 – 4 tiếng/lần và khoảng 8 – 12 lần/ngày. Mẹ cũng lưu ý tư thế bú và cách bú đúng, để giúp trẻ hấp thụ được lượng dinh dưỡng cần thiết.
Chăm sóc da của trẻ: Da trẻ sơ sinh rất mỏng, yếu và dễ gặp hiện tượng vàng da. Thường thì da trẻ vàng vào ngày thứ 2 sau khi sinh và đến thứ 4 thì vàng giảm bớt. Lúc này lớp da ở trẻ bắt đầu thay đổi để giúp trẻ giữ nhiệt và bảo vệ trẻ. Trong trường hợp trẻ bị vàng da bệnh lý, ba mẹ cần hướng dẫn của bác sĩ để can thiệp sớm nhất.
Vệ sinh phần rốn: Điều đầu tiên các bà mẹ quan tâm ở trẻ mới sinh chính là cần được chăm sóc dây rốn vệ sinh an toàn. Mới tuần đầu dây rốn của trẻ sẽ chưa rụng., Dây rốn trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi phải luôn được giữ khô thoáng, sạch sẽ cho đến ngày nó tự khô rồi rụng.
Vệ sinh mắt cho trẻ: Trẻ sơ sinh thường bị chảy nước mắt và chảy ghèn trong những ngày đầu sau sinh. Tình trạng viêm kết mạc mắt có thể xảy ra trong tuần đầu nếu việc chăm sóc mắt không được thực hiện. Thế nên, bố mẹ cần lưu ý:
Trẻ thường được các nữ hộ sinh nhỏ mắt hay tra thuốc mỡ mắt sau khi lau mắt trong vòng một giờ sau sinh. Chú ý không được để đầu chai thuốc hay đầu ống thuốc chạm vào mắt trẻ.
Hằng ngày, nên lau sạch mắt trẻ bằng gạc vô trùng hay bằng khăn riêng. Khăn này phải được nhúng nước muối sinh lý hoặc nước sôi tiệt trùng. Hằng ngày, nên lau sạch mắt trẻ bằng gạc vô trùng hay bằng khăn riêng, lau mắt cho trẻ một cách nhẹ nhàng, từ khóe trong ra khóe ngoài, để loại bỏ ghèn và các chất cặn bã một cách hiệu quả. Việc này không chỉ giữ vệ sinh cho mắt trẻ mà còn giúp phòng tránh các bệnh nhiễm trùng mắt phổ biến ở trẻ nhỏ.
Giữ ấm thân thể trẻ: Trong tuần đầu tiên sau khi chào đời, trẻ sơ sinh chưa hoàn toàn thích nghi với môi trường bên ngoài tử cung mẹ, đặc biệt là về việc duy trì nhiệt độ cơ thể. Do đó, việc đảm bảo trẻ được giữ ấm liên tục là hết sức quan trọng; để tránh tình trạng trẻ bị lạnh, có thể gây ra các vấn đề sức khỏe không mong muốn. Để kiểm tra xem trẻ có đủ ấm hay không, bạn có thể chạm vào mu bàn tay, bàn chân, hoặc phía sau gáy của trẻ. Đây là những nơi có thể giúp bạn cảm nhận được nhiệt độ của làn da trẻ một cách chính xác hơn. Bố mẹ cũng có thể sử dụng nhiệt kế để đo nhiệt độ cơ thể trẻ sẽ giúp bạn biết chính xác nhiệt độ, từ đó có cách giữ ấm phù hợp, như mặc quần áo đủ ấm, sử dụng chăn mềm, hoặc áp dụng phương pháp tiếp xúc da kề da giữa mẹ và trẻ.
Vệ sinh sạch sẽ cho trẻ: Tắm là việc làm không thể thiếu trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi. Tắm cho trẻ đúng cách có thể giúp trẻ cảm thấy thoải mái, dễ chịu và có một giấc ngủ ngon.
Vệ sinh tai, mũi cho trẻ: Khi chăm sóc trẻ sơ sinh 7 ngày tuổi đầu, trẻ chỉ cần được làm sạch tai bằng cách sử dụng bông gòn thấm nước ngoài tai vì ráy tai là dịch tiết tự nhiên ở ống tai ngoài, có tính khử trùng và bảo vệ màng nhĩ khỏi cát bụi.
Vệ sinh móng tay, móng chân cho trẻ: Không nên để móng tay, chân trẻ quá dài, trẻ sẽ tự cào xước da mình. Thời gian cắt móng tay cho trẻ là sau khi tắm, lúc này móng tay con mềm.
Dành thời gian trò chuyện, tương tác với trẻ: Trẻ thường sẽ nhận ra giọng nói của bố của mẹ bởi giọng nói này đã quá quen thuộc với trẻ trong suốt quãng thời gian thai nghén. Tất cả những thái độ và hành động của mẹ sẽ được trẻ tiếp thu và ghi nhận. Qua đó, mẹ cũng sẽ nhanh chóng nhận thấy được ngôn ngữ cơ thể của trẻ. Do vậy, bố mẹ hãy quan sát trẻ để giao tiếp và gắn kết với trẻ nhiều nhất có thể
3. Những điều không nên / hạn chế làm vào thời kỳ chu sinh
Không cần đội mũ liên tục: Nếu đội mũ kín cho con ngay cả khi trời nóng không chỉ khiến trẻ ngứa ngáy khó chịu, ra mồ hôi nhiều mà còn làm tăng thân nhiệt, khiến trẻ
Hạn chế quấn tã quá chặt: Nhiều bố mẹ ưa chuộng việc quấn tã chặt để trẻ ấm hơn, ngủ ngon và sâu hơn, ít quấy khóc. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy hành động này có thể làm ép khớp háng của trẻ phải duỗi thẳng và hướng ra trước, khiến chân trẻ bị lệch trục. Ngoài ra, quấn chặt tã còn khiến trẻ bị khó thở, bí bách và nóng bức, khó chịu, đặc biệt không tốt khi trẻ đi ngủ.
Không cần phải đội mũ liên tục cho trẻ
Trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh trong thời kỳ chu sinh có những việc nên làm và không nên làm. Hy vọng với những chia sẻ này của Kinderlove có thể giúp ích cho các bạn chăm sóc trẻ trong những giai đoạn đầu đời. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi!
Mọi thông tin liên hệ:
CÔNG TY TNHH KINDERLOVE
Website: https://kinderlove.vn
Zalo: 0334549012
Email: hello@kinderlove.vn
Bài viết khác:
- Chế Độ Dinh Dưỡng Cho Trẻ Sơ Sinh Và Trẻ Nhỏ - Những Điều Cần Biết
- Các Vấn Đề Sức Khỏe Trẻ Sơ Sinh Thường Gặp: Điều Gì Bố Mẹ Cần Biết?
- Trẻ Sơ Sinh Bị Ho: Ba Mẹ Đừng Xem Nhẹ! Nguyên Nhân & Cách Trị
- Mẹ Cho Bé 7 Tháng Tuổi Ăn Gì? Thực Đơn Ăn Dặm Siêu Hấp Dẫn
- Tips Cho Con Bú Đúng Cách Sữa Về Nhiều Không Bị Sặc
- 5 Nguyên Nhân Khiến Trẻ Khóc Đêm & Giải Pháp Dành Cho Ba Mẹ