-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Thứ Ba,
20/02/2024
Đăng bởi: Kinderlove Team
Sau sinh, mẹ phải bắt đầu với hành trình chăm sóc và nuôi dạy trẻ. Điều này không chỉ khiến những người phụ nữ lần đầu làm mẹ trở nên bỡ ngỡ, lúng túng, áp lực, tăng nguy cơ trầm cảm sau sinh mà còn có thể gây ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe của trẻ. Qua bài viết này, Kinderlove sẽ giúp các mẹ nắm được cách chăm sóc trẻ sơ sinh đúng chuẩn, giúp mẹ xua tan những phiền não, lo lắng về vấn đề này và mẹ có thể chủ động bảo vệ sức khỏe của trẻ tốt hơn.
1. Tầm quan trọng của việc chăm sóc trẻ sơ sinh đúng
Đối với trẻ sơ sinh, 7 ngày đầu tiên sau khi chào đời là khoảng thời gian rất quan trọng, đây là khoảng thời gian trẻ có nguy cơ tử vong cao nếu không được chăm sóc cẩn thận và đúng cách. Tỷ lệ trẻ tử vong trong thời gian này do không được chăm sóc là khá cao, khoảng 50%.
Chăm sóc trẻ thật kỹ trong 7 ngày đầu tiên
2. Tìm hiểu về quá trình phát triển của trẻ sơ sinh
Quá trình phát triển của trẻ có thể chia thành nhiều giai đoạn
2.1. Trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi
Giữ ấm cơ thể trẻ là điều quan trọng khi chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi do nhiệt độ môi trường thường sẽ thấp hơn nhiệt độ trong cơ thể mẹ. Vì vậy trẻ dễ bị hạ thân nhiệt, dễ bị vi khuẩn tấn công dẫn đến các trẻ nguy hiểm.
Cân nặng của trẻ bị giảm xuống so với lúc mới sinh khoảng từ 5-10% do khi trẻ còn trong bụng mẹ, chất dinh dưỡng được cung cấp liên tục cho trẻ. Những ngày đầu sau sinh, dạ dày trẻ còn rất nhỏ, nên trong vài ngày đầu, mỗi lần bú trẻ chỉ có thể uống rất ít sữa non.
Sữa non là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh vì hàm lượng IgA cao gấp nghìn lần sữa thường và cứ 1ml sữa non sẽ chứa tới 4.000 bạch cầu. Uống sữa non trong những ngày đầu tiên giúp trẻ giảm tỷ lệ mắc trẻ viêm phổi và các vấn đề về tiêu hóa, đặc biệt là tiêu chảy.
Một số biểu hiện bình thường: Trẻ đi ngoài phân su, vàng da sinh lý,…
Một số biểu hiện khác thường: thường xuyên bị sặc khi bú, khó thở, da tím tái, khóc nhiều hay ngủ li bì. Bố mẹ cần báo cho bác sĩ ngay lập tức để được kiểm tra và có hướng điều trị đúng cách, kịp thời.
2.2. Trẻ sơ sinh 2 tuần tuổi
Cân nặng của trẻ cải thiện, tăng lại, thậm chí là vượt qua trọng lượng ban đầu, khi mới chào đời. Lúc này, mẹ nên chủ động cho trẻ bú thường xuyên hơn, mỗi cữ bú cách nhau 2 đến 3 giờ. Điều này sẽ giúp mẹ đảm bảo và duy trì nguồn sữa chất lượng và đầy đủ cho trẻ.
Nếu mẹ rơi vào tình trạng thiếu sữa cho trẻ, mẹ nên liên hệ với bác sĩ hay các chuyên gia dinh dưỡng để được hỗ trợ sớm. Nguyên nhân khiến mẹ bị giảm sản xuất sữa có thể là do mẹ cho trẻ bú không thường xuyên, thời gian cho trẻ bú quá ngắn hay mẹ có sử dụng các loại sữa bổ sung khiến trẻ ít bú trực tiếp từ mẹ.
2.3. Trẻ sơ sinh 3 tuần tuổi
Trẻ có thể kiểm soát các cơ bắp của mình, các chuyển động dẫn trở nên uyển chuyển hơn, phản xạ tốt hơn.
Trẻ đã có thể nâng đầu lên một góc 45 độ khi nằm sấp. Mẹ có thể hỗ trợ trẻ bằng cách dành nhiều thời gian bên cạnh con hơn, tạo điều kiện để trẻ tự nâng đầu lên càng nhiều càng tốt.
Khả năng tập trung của trẻ đã được cải thiện nhanh chóng vì có thể ghi nhớ được những hình ảnh phức tạp hơn và thường xuyên chăm chú nhìn vào những món đồ chơi trong tầm nhìn của trẻ.
Trẻ có thể khóc thường xuyên hơn, khóc vì đói, khóc vì trào ngược sữa,… Lưu ý, nếu trẻ khóc liên tục trong hàng giờ mẹ cần thông báo cho bác sĩ để được hỗ trợ sớm.
2.4. Trẻ sơ sinh 4 tuần tuổi
Trẻ có thể phản ứng với tiếng ồn thông qua các phản xạ như giật mình, khóc hoặc im lặng.
Vận động nhiều hơn: Ba mẹ nên tạo cơ hội để trẻ vận động nhiều hơn bằng cách bắt đầu kéo dài thời gian nằm sấp cho trẻ. Điều này sẽ giúp trẻ khỏe hơn, tăng sức bền cho trẻ.
Trẻ sẽ thường xuyên cảm thấy đói và đòi ăn nhiều hơn. Đây là cách mà trẻ thúc đẩy sự phát triển bên trong cơ thể trong giai đoạn này.
3. Những điều cần lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh trong 4 tuần đầu đời
3.1 Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh
Các chuyên gia khuyến cáo, trẻ sơ sinh nên được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu bởi đây là nguồn dưỡng chất hoàn hảo cho sự phát triển của trẻ. Tùy vào từng giai đoạn và nhu cầu của mỗi trẻ mà trẻ sơ sinh sẽ cần lượng sữa khác nhau. Trung bình, trẻ sẽ cần được uống sữa sau mỗi 2 đến 3 giờ, mỗi lần bú kéo dài khoảng 10 đến 15 phút mỗi bên vú.
Trong trường hợp trẻ không thể bú mẹ, ba mẹ cần chọn loại sữa công thức phù hợp với độ tuổi và nhu cầu dinh dưỡng của trẻ và tuân thủ hướng dẫn để đảm bảo việc chuẩn bị sữa đúng cách để đảm bảo đủ dinh dưỡng cho trẻ.
3.2. Chăm sóc giấc ngủ cho trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh thường sẽ cần đến khoảng 12 tuần để xây dựng thói quen ngủ một cách hợp lý. Do đó, trong thời gian đầu, trẻ sẽ không có một thói quen ngủ đều đặn. Điều này được lý giải rằng bởi vì trẻ cần thời gian để thích nghi với môi trường bên ngoài và tập trung cho sự phát triển của các cơ quan trong cơ thể. Giấc ngủ của trẻ sẽ bị chia nhỏ ra và trẻ cần được cho ăn sau khoảng 2 đến 3 giờ đối với trẻ được cho uống sữa mẹ và khoảng 3 đến 4 giờ đối với trẻ được nuôi bằng sữa công thức.
3.3. Vệ sinh và dưỡng da cho trẻ sơ sinh
Trong những ngày đầu làm bố mẹ, bạn có thể cảm thấy lúng túng không biết chăm trẻ như thế nào cho đúng, cần lưu ý gì khi chăm trẻ. Dưới đây là những lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh mà bất kỳ ông bố, bà mẹ nào cũng nên biết:
Chăm sóc thóp mềm: Trong quá trình chăm sóc và vệ sinh cho trẻ, bố mẹ nên chú ý đến 2 thóp (điểm mềm) trên đầu của trẻ. Thóp thứ nhất nằm trên đỉnh đầu dạng như viên kim cương, có kích thước khá lớn, khoảng 5cm. Thóp này thường sẽ đóng lại khi trẻ đủ 6 tháng tuổi và đóng hoàn toàn khi trẻ được 2 tuổi. Thóp thứ hai nằm ở phía sau đầu, có hình tam giác và có kích thước nhỏ hơn, khoảng 1cm. Thóp này thường sẽ đóng lại sớm hơn, khi trẻ đủ 3 tháng tuổi thậm chí là nó có thể đóng lại ngay sau sinh. Thóp này vẫn có thể mở lại khi trẻ 2 tuổi để cung cấp cho não một khoảng không gian cần thiết để phát triển. Hai thóp này có chức năng giúp hộp sọ thay đổi với kích thước phù hợp, bảo vệ não bộ và tạo điều kiện cho não bộ phát triển trong năm đầu tiên chào đời. Tuy nhiên, nếu thóp bị lõm xuống hay liên tục bị phồng lên, mẹ nên thông báo ngay cho bác sĩ.
Chăm sóc tóc cho trẻ: Thông thường, các nang tóc của trẻ sẽ bắt đầu phát triển vào khoảng tuần thứ 14 đến 15 của thai kỳ để chuẩn bị cho những sợi tóc mọc sau này. Tuy nhiên, khi mới sinh, trẻ có thể có hoặc không có tóc và sẽ tốn một khoảng thời gian khá lâu để tóc mọc bình thường. Thời gian mọc tóc của mỗi trẻ sẽ khác nhau, trẻ có thể mất 6 tháng, thậm chí là 2 đến 3 năm để mọc tóc.
Chăm sóc rốn: Sau sinh, một phần dây rốn vẫn sẽ còn dính trẻn rốn trẻ và chúng sẽ khô lại sau đó. Theo Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) phần rốn còn sót lại này sẽ khô lại và rụng đi khi trẻ được 2-3 tuần tuổi. Trong trường hợp cuống rốn vẫn chưa rụng đi khi trẻ đã hơn 3-4 tuần tuổi kèm chảy dịch bất thường, bố mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và biện pháp xử lý phù hợp.
Chăm sóc da: Hầu hết trẻ sơ sinh được sinh ra với một làn da non nớt và rất nhạy cảm. Do đó, mẹ cần chú ý cẩn thận khi chăm sóc cho trẻ, tránh gây ra những tổn thương lên da trẻ. Việc tắm và vệ sinh da cho trẻ sơ sinh không nhất thiết phải thực hiện mỗi ngày. Mẹ có thể cho trẻ tắm 3 lần/tuần với các loại xà phòng dành riêng cho trẻ sơ sinh để tránh làm khô da. Thay vào đó, mẹ cần chú ý thường xuyên vệ sinh vùng miệng và khu vực quấn tã của trẻ, cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, được làm từ các chất liệu tự nhiên, thấm hút tốt, tránh để trẻ bị bọ, côn trùng cắn. Theo Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP), mẹ nên sử dụng màn chống muỗi cho trẻ trong giai đoạn sơ sinh.
Chăm sóc miệng: Chăm sóc miệng hằng ngày cho trẻ sẽ giúp trẻ tránh được những tác động tiêu cực từ các vi sinh vật trên mặt lưỡi và khoang miệng, khiến miệng có mùi hôi khó chịu gây cản trở khả năng cảm nhận hương vị, chán ăn ở trẻ sơ sinh. Hơn nữa, chắc sóc khoang miệng tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình mọc răng sau này của trẻ.
3.4 Sức khỏe và phát triển thể chất cho trẻ
Khoảng thời gian đầu sau sinh, sức khỏe và hệ miễn dịch của trẻ còn non yếu, mẹ nên chú ý cho trẻ thăm khám sức khỏe định kỳ và thực hiện một số bài kiểm tra sau:
Kiểm tra cân nặng, chiều dài và chu vi đầu: Đo lường cân nặng, chiều dài và chu vi đầu của bé là cách thường xuyên để theo dõi sự phát triển. Bác sĩ sẽ so sánh các số liệu này với bảng đánh giá phát triển chuẩn để đảm bảo bé đang phát triển đúng cách.
Kiểm tra thị lực và thính giác: Bác sĩ có thể kiểm tra các phản xạ thị giác và thính giác của bé để đảm bảo các giác quan này phát triển đúng cách.
Kiểm tra tim và phổi: Apgar là bài kiểm tra đầu tiên của hầu hết trẻ sơ sinh nhằm kiểm tra tình trạng tim và hệ hô hấp của trẻ qua quan sát những biểu hiện đầu tiên. Chỉ số Apgar cho biết nhịp tim, nhịp thở, trương lực cơ, phản xạ và màu sắc của trẻ sau sinh. Chỉ số Apgar càng cao, sức khỏe và khả năng phát triển của trẻ càng tốt
Kiểm tra cơ bắp và xương: Bác sĩ sẽ kiểm tra tính linh hoạt và sức mạnh của cơ bắp bé. Họ cũng có thể kiểm tra các khớp và xác định xem có bất kỳ vấn đề nào về cấu trúc xương hay không.
Tiêm phòng:
Viêm gan B: Ttrẻ sơ sinh nên được tiêm chủng ngừa viêm gan B và hoàn thành đầy đủ các liều tiêm nhắc lại vì đây là một loại vacxin có thể bảo vệ con người khỏi các bệnh do virus viêm gan B gây ra.
Tiêm ngừa lao: Tiêm vắc xin phòng lao (BCG) cho trẻ sơ sinh sớm là cách giúp trẻ phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm, tránh những ảnh hưởng đến phổi, có thể gây tử vong.
Tiêm Vitamin K: Giúp ngăn ngừa tình trạng chảy máu nghiêm trọng ở trẻ sơ sinh một cách an toàn và hiệu quả.
Trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh khỏe mạnh cần lưu ý đến các dấu hiệu và thực hiện biện pháp chăm sóc đúng cách là quan trọng. Hiểu rõ nguyên nhân và áp dụng những biện pháp phòng ngừa, điều trị, giúp cha mẹ có thể kiểm soát tốt được tình trạng sức khỏe của trẻ. Đồng thời, sự hỗ trợ từ bác sĩ và chuyên gia y tế sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sức khỏe của trẻ được tốt nhất và phát triển đúng theo từng giai đoạn. Hy vọng với những chia sẻ này của Kinderlove có thể giúp ích cho các bạn chăm sóc trẻ trong những giai đoạn đầu đời. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi!
Mọi thông tin liên hệ:
CÔNG TY TNHH KINDERLOVE
Website: https://kinderlove.vn
Zalo: 0334549012
Email: hello@kinderlove.vn
Bài viết khác:
- Chế Độ Dinh Dưỡng Cho Trẻ Sơ Sinh Và Trẻ Nhỏ - Những Điều Cần Biết
- Các Vấn Đề Sức Khỏe Trẻ Sơ Sinh Thường Gặp: Điều Gì Bố Mẹ Cần Biết?
- Trẻ Sơ Sinh Bị Ho: Ba Mẹ Đừng Xem Nhẹ! Nguyên Nhân & Cách Trị
- Mẹ Cho Bé 7 Tháng Tuổi Ăn Gì? Thực Đơn Ăn Dặm Siêu Hấp Dẫn
- Tips Cho Con Bú Đúng Cách Sữa Về Nhiều Không Bị Sặc
- 5 Nguyên Nhân Khiến Trẻ Khóc Đêm & Giải Pháp Dành Cho Ba Mẹ