Xây Dựng Tính Kiên Nhẫn Cho Trẻ Qua 5 Hoạt Động Montessori


Xây Dựng Tính Kiên Nhẫn Cho Trẻ Qua 5 Hoạt Động Montessori
Thứ Ba, 18/07/2023 Đăng bởi: KINDERLOVE

Phương pháp Montessori được phát triển bởi bác sĩ Maria Montessori vào đầu thế kỷ 20. Triết lý giáo dục của phương pháp này là tôn trọng và khuyến khích sự phát triển tự nhiên của trẻ em. Thay vì phải truyền đạt kiến thức, giáo viên Montessori đóng vai trò của một người hướng dẫn và giúp trẻ tự khám phá và học hỏi. 

Phương pháp này cũng đặc biệt chú trọng đến việc giáo dục toàn diện, bao gồm cả khía cạnh vật lý, tinh thần và xã hội của trẻ. Montessori tin rằng một môi trường học tập tự nhiên, có thể tiếp cận và thúc đẩy sự tò mò và khám phá của trẻ, sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện và trở thành những người tự tin và độc lập.

Phương pháp Montessori tôn trọng và khuyến khích sự phát triển tự nhiên của trẻ em, giúp trẻ phát triển tính kiên nhẫn, khả năng giải quyết vấn đề, kiểm soát cảm xúc, tăng cường sự tự chủ và khả năng tương tác xã hội. Xây dựng tính kiên nhẫn cho trẻ là điều cần thiết và được giáo dục Montessori coi trọng. Bởi tính kiên nhẫn là một đức tính tốt cần có để con người trưởng thành, đồng thời đạt được những thành tựu tốt đẹp.

Có nhiều hoạt động Montessori giúp trẻ phát triển các kỹ năng cũng như khả năng nhận thức, đặc biệt là xây dựng tính kiên nhẫn cho trẻ. Năm hoạt động điển hình dưới đây sẽ hỗ trợ trẻ hình thành và phát huy tính kiên nhẫn một cách hiệu quả.

Tầm quan trọng của việc hình thành và phát huy tính kiên nhẫn cho trẻ

Sự kiên nhẫn hình thành qua các hoạt động Montessori cũng giúp trẻ phát triển khả năng kiểm soát cảm xúc và tăng cường sự tự chủ. Ngoài ra, trẻ cũng học cách nhận biết cảm xúc của mình và tìm cách giải quyết các vấn đề một cách bình tĩnh. Việc này sẽ giúp trẻ tăng cường sự tự tin đối diện với những tình huống khó khăn trong cuộc sống. Hơn nữa, các hoạt động Montessori trao cho trẻ cơ hội phát triển khả năng tương tác xã hội và học cách làm việc nhóm, phát huy năng lực thế mạnh trong học tập cũng như đời sống.

Khi trẻ được thực hiện các hoạt động thực tế như xếp hình, lắp ráp, trồng cây, chăm sóc thú cưng hay thực hiện các nhiệm vụ hằng ngày, trẻ sẽ phải đối mặt với những trở ngại và tìm cách vượt qua. Việc giải quyết các vấn đề sẽ giúp trẻ phát triển khả năng tư duy, tăng cường sự tự tin và rèn luyện tính kiên nhẫn.

Tính kiên nhẫn sẽ giúp trẻ có thái độ bình tĩnh, kích thích não bộ đưa ra các giải pháp hiệu quả để giải quyết những khó khăn trong đời sống. Sự kiên nhẫn cũng phát huy được thế mạnh trong quá trình trẻ giao tiếp, tương tác xã hội được hiệu quả. Trẻ sẽ khắc phục được sự hấp tấp, nóng vội vốn có để tập trung cho tư duy hiệu quả.

5 hoạt động Montessori giúp xây dựng tính kiên nhẫn cho trẻ

Đọc sách tranh, truyện tranh

Sách song ngữ Sắc Màu Món Ăn của Kinderlove

Trong ảnh: Sách song ngữ Sắc Màu Món Ăn của Kinderlove 

Để hình thành tính kiên nhẫn cho trẻ nhỏ, bản thân những hoạt động hỗ trợ cũng đòi hỏi sự kiên nhẫn từ trẻ và người đồng hành. Đọc sách cũng là một thói quen tốt nhưng cần duy trì hàng ngày mới phát huy được hiệu quả của nó. Các loại sách tranh có thể sử dụng cho trẻ từ sơ sinh trở nên rất phổ biến và phát huy được hiệu quả.

Đối với trẻ nhỏ, việc hướng dẫn trẻ đọc sách bắt đầu từ sự lựa chọn những cuốn sách phù hợp. Sách tranh, truyện tranh được khuyến khích sử dụng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ giúp kích thích hoạt động tư duy của não bộ, nhận biết ngôn ngữ và tăng vốn từ vựng. Đặc biệt, khi trẻ theo dõi nội dung cũng như hình ảnh trong sách, trẻ bị thu hút và tập trung để tiếp nhận. Chính vào thời điểm đó, trẻ đang được rèn luyện tính kiên nhẫn.

Nội dung sách mà cha mẹ lựa chọn khi bắt đầu gieo thói quen đọc cho trẻ cần phù hợp với sở thích của trẻ. Theo thời gian, khi trẻ dần yêu thích hoạt động đọc, cha mẹ hãy tìm kiếm những nội dung đa dạng hơn để con tiếp thu được nhiều kiến thức mới lạ. 

Cha mẹ cần là người làm gương, nuôi dưỡng thói quen đọc sách cho bản thân trước. Trẻ em vốn tính tò mò. Trẻ sẽ hào hứng tìm hiểu những cuốn sách nếu được chứng kiến cha mẹ đọc với thái độ thích thú.

Cha mẹ nên sắp xếp sách trong phòng nơi trẻ có nhiều thời gian hoạt động vui chơi nhiều nhất. Những cuốn sách nên được đặt ở nơi dễ nhìn thấy và dễ lấy được nhất để trẻ không gặp bất kỳ chướng ngại nào. Nếu con chưa chú ý đến sách và chỉ tập trung vào những món đồ chơi khác, cha mẹ nên giảm bớt lượng đồ chơi trong không gian của con ít nhất có thể. 

Giáo dục Montessori không khuyến khích việc sắp xếp quá nhiều đồ chơi trong không gian sống của trẻ. Cha mẹ chỉ cần bố trí một vài món đồ chơi với mục đích phát triển kỹ năng cụ thể phù hợp với giai đoạn phát triển của con là đủ.

Ghép hình gỗ

Trong ảnh: Đồ chơi Montessori Xếp hình Jigsaw đầu tiên của Kinderlove 

Hoạt động chơi với đồ ghép hình gỗ kích thích tư duy và óc sáng tạo của trẻ. Trò chơi ghép hình gỗ giúp trẻ dần làm quen với nhận biết hình dạng, phát huy trí tưởng tượng khi liên kết chúng với nhau tạo thành một mô hình lớn. 

Để hướng dẫn trẻ tham gia vào trò chơi này, cha mẹ nên cho con làm quen với các miếng ghép hình khối trước. Sau đó, cha mẹ có thể tự xếp mô hình của mình và tỏ ra thích thú nhằm khơi gợi cảm hứng cho trẻ. 

Cha mẹ nên để trẻ tự mình quan sát, học hỏi và tạo ra những mô hình của riêng mình. Việc can thiệp vào quá trình xếp hình sẽ làm gián đoạn mạch tư duy của trẻ. Đồng thời, trẻ bị áp đặt một khuôn mẫu xếp hình nào đó sẽ giới hạn sự sáng tạo vốn có. 

Cha mẹ hãy để trẻ tự mình chơi, tự mình nghiên cứu. Dù cho có gặp thất bại, mô hình xếp sai hoặc đổ nhiều lần, trẻ sẽ tìm ra được lý do tại sao và theo thời gian, mô hình sẽ vững chãi. Khi đó, trẻ đang học cách kiên nhẫn nỗ lực để vượt qua thất bại.

Xâu chuỗi hạt

Trong ảnh: Đồ chơi Montessori Xâu chuỗi hạt của Kinderlove 

Hoạt động xâu chuỗi hạt là một hoạt động khó, trẻ sẽ mất nhiều thời gian hơn để có thể thành thạo. Tuy nhiên, hiện nay có nhiều loại đồ chơi với các miếng hình khối lớn có lỗ, sợi dây cỡ lớn nhiều màu phù hợp cho trẻ từ 8 tháng trở lên. 

Trẻ được khuyến khích thực hành hoạt động xâu chuỗi hạt nhằm tăng độ linh hoạt, khéo léo trong việc điều khiển các ngón tay. Đồng thời, trẻ có cơ hội luyện tập phối hợp các cơ quan và giác quan để giải quyết vấn đề. 

Quá trình học xâu chuỗi hạt đòi hỏi sự khéo léo, tỉ mỉ nên trẻ sẽ không hoàn thành trò chơi nếu nóng nảy, vội vàng. Cha mẹ có thể hỗ trợ con một chút bằng cách cầm tay trong 1-2 lần đầu, sau đó hãy để trẻ tự mình trải nghiệm. 

Trẻ có thể sẽ dễ dàng cảm thấy cáu gắt khi không thực hiện được như mong muốn hoặc cảm thấy nhàm chán muốn bỏ ngang. Cha mẹ cũng không nên gò ép, chỉ cần định hướng trẻ chơi, còn chơi trong bao lâu và như thế nào thì hãy để con tự quyết định.

Bản thân việc cha mẹ giới thiệu với con nhiều lần về một hoạt động nào đó cũng là biểu hiện của tính kiên nhẫn ở cha mẹ. Trẻ sẽ theo tấm gương của cha mẹ mà học hỏi sự kiên nhẫn đó. Đó là triết lý giáo dục của Montessori. Ba mẹ cũng có thể tham khảo thêm cho bé Bộ Đồ Chơi Vận Động Tinh - Rèn Tính Kiên Trì

Bộ Đồ Chơi Vận Động Tinh - Rèn Tính Kiên Trì

Trong ảnh: Bộ Đồ Chơi Vận Động Tinh - Rèn Tính Kiên Trì

Chơi với gối khóa, hộp khóa

 

 

Trong ảnh: Đồ chơi Montessori Hộp khóa và Gối khóa của Kinderlove 

Đây là loại đồ chơi mới phổ biến trong vài năm trở lại đây, kể từ khi phương pháp giáo dục Montessori được nhiều người biết đến. Các loại đồ chơi mô phỏng các món phụ kiện kỹ thuật được thiết kế phù hợp cho trẻ em làm quen. Trẻ khoảng từ 2 tuổi sẽ có lực ngón tay phù hợp để thực hiện thao tác đóng mở khóa này. 

Lúc mới làm quen với các loại khóa cài, khóa hộp, trẻ sẽ thấy lạ lẫm nhưng cũng thích thú. Trẻ tò mò cách thức các loại khóa này hoạt động, cũng như háo hức tìm cách tháo mở theo chúng. 

Cha mẹ nên sử dụng các loại đồ chơi như gối khóa, hộp khóa, bảng bận rộn cho con. Bởi những món đồ chơi này được thiết kế để trẻ được đảm bảo an toàn trong quá trình tìm tòi, sáng tạo. 

Trẻ sẽ phải loay hoay để quan sát, tư duy để hiểu nguyên lý hoạt động rồi mới có thể định hướng cách thực hiện cho bản thân. Ngay cả khi trẻ đã biết mình nên làm gì mới có thể mở hoặc đóng khóa, nhưng để thao tác được lại cần có sự luyện tập nhiều lần. Trẻ sẽ cần sự kiên nhẫn để học được cách điều khiển các ngón tay theo ý muốn của mình. 

 

Chăm sóc cây trồng, thú cưng


 

Trong đời sống cộng đồng, có một hoạt động hết sức quan trọng để nuôi dưỡng tình cảm của con người, đó là hoạt động chăm sóc. Đây cũng là hoạt động đòi hỏi sự kiên nhẫn rất lớn. Quá trình chăm sóc và nuôi dạy con cái của các cha mẹ là hành trình tiêu hao nhiều sự kiên nhẫn nhất.

Người lớn thường mặc định trẻ nhỏ là đối tượng cần được chăm sóc và không biết chăm sóc cho đối tượng khác. Trên thực tế, trẻ nhỏ hình thành những cảm xúc từ rất sớm, đặc biệt là tình yêu thương gắn kết đối với cha mẹ của mình. Trẻ có thể chăm sóc người khác hay không? Câu trả lời là có. 

Trẻ từ 1 tuổi trở lên có thể bắt chước các hành vi chăm sóc của người khác đối với mình, như: đắp chăn cho mẹ, bế thú bông, đút cho cha ăn đồ ăn của mình. Bởi vậy, nếu cha mẹ hướng dẫn cho trẻ thực hành các hoạt động chăm sóc cây cối, thú cưng thì trẻ sẽ hình thành tính kiên nhẫn một cách tự nhiên nhất. 

Khi trẻ nhìn thấy chậu cây nhỏ mình thường tưới bỗng nở một bông hoa hoặc thú cưng ăn đồ ăn của mình cho một cách ngon lành, trẻ sẽ rất phấn khích và có nhiều động lực hơn. Hoạt động Montessori hiệu quả là những hoạt động có tính thực hành và trải nghiệm cao trong đời sống. Sự kiên nhẫn mà trẻ có thể học được ẩn chứa trong rất nhiều những sự kiện diễn ra thường nhật.

Tóm lại, các hoạt động Montessori mang lại nhiều lợi ích cho trẻ như giúp trẻ phát triển tính kiên nhẫn, khả năng giải quyết vấn đề, kiểm soát cảm xúc, tăng cường sự tự chủ và khả năng tương tác xã hội. Các hoạt động Montessori cũng giúp trẻ tìm thấy niềm vui trong quá trình học tập và trải nghiệm cuộc sống, giúp trẻ trở thành người tự tin, độc lập và đáng yêu.

Mọi thông tin liên hệ:

CÔNG TY TNHH KINDERLOVE

Viết bình luận:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: