-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Thứ Bảy,
24/02/2024
Đăng bởi: Kinderlove Team
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị sôi bụng, từ những vấn đề sinh lý bình thường cho đến những tình trạng bệnh lý phức tạp. Đôi khi trẻ bị sôi bụng chỉ là một phản ứng tự nhiên của hệ tiêu hóa đang hoạt động để thích ứng với môi trường nhưng có một số trường hợp lại rất nguy hiểm bố mẹ cần theo dõi để kịp thời kiểm soát tình trạng sức khoẻ trẻ. Bài viết này của Kinderlove sẽ cùng các bạn tìm hiểu về tình trạng trạng trẻ sơ sinh bị sôi bụng và vấn đề sức khoẻ này nguy hiểm như thế nào? Xin mời các bạn đọc theo dõi.
1. Tình trạng sôi bụng ở trẻ sơ sinh là gì?
Trẻ sơ sinh bị sôi bụng là một hiện tượng phổ biến và thường xuyên xuất hiện trong giai đoạn đầu phát triển. Bụng của bé phát ra những âm thanh ùng ục, tạo nên cảm giác không thoải mái và khó chịu cho trẻ nhỏ. Mặc dù tình trạng này không gây ra cảm giác đau đớn, nhưng nó có thể khiến trẻ khó chịu, và thể hiện thông qua sự quấy khóc và thậm chí là không thoải mái khi đi ngoài.
Trẻ sơ sinh ở giai đoạn từ 3 đến 18 tuần tuổi rất dễ bị sôi bụng. Trong giai đoạn này, hệ tiêu hóa của trẻ đang chuyển đổi và phát triển, điều này có thể dẫn đến sự không ổn định và tạo ra những âm thanh không mong muốn trong bụng. Điều này là một phần của quá trình phát triển và điều chỉnh cơ thể nhỏ bé thích ứng với môi trường mới bên ngoài tử cung. Việc hiểu rõ về tình trạng này có thể giúp bậc phụ huynh chăm sóc trẻ một cách hiệu quả.
Trẻ sơ sinh bị sôi bụng là một hiện tượng phổ biến
2. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng sôi bụng ở trẻ sơ sinh
Các nguyên nhân phổ biến dẫn đến hiện tượng trẻ sơ sinh sôi bụng bao gồm:
Do chế độ dinh dưỡng từ mẹ: Sữa mẹ là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng chính cho trẻ sơ sinh, và những thức ăn mà mẹ tiêu thụ sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng của sữa. Nếu chế độ ăn của mẹ chứa nhiều đồ dầu mỡ, thực phẩm cay nồng, chất đạm cao, món tái gỏi, thực phẩm dễ nhiễm khuẩn hoặc thức ăn được bảo quản lâu ngày, có thể tạo điều kiện cho sữa chứa những thành phần không lợi cho sức khỏe của trẻ. Việc này có thể góp phần đến tình trạng sôi bụng và tiêu chảy khi trẻ ăn sữa từ nguồn dinh dưỡng này.
Trẻ không tiêu hoá được lactose: Lactose, một loại đường tự nhiên chứa trong sữa và các sản phẩm làm từ sữa, đóng vai trò quan trọng trong chế độ dinh dưỡng cơ thể người. Tuy nhiên, không phải ai cũng đều sản xuất đủ enzyme để tiêu hóa lactose hiệu quả, và trẻ sơ sinh cũng có thể gặp phải tình trạng này. Khi cơ thể không thể xử lý lượng lactose đủ lớn, loại đường này sẽ tích tụ ở ruột, hình thành khí và sôi bụng. Điều này có thể là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng không thoải mái và khó chịu cho trẻ nhỏ sau khi ăn sữa hoặc các sản phẩm chứa lactose.
Trẻ ti sữa sai cách: Một số trẻ sơ sinh được nuôi dưỡng bằng cả sữa mẹ và sữa công thức, và trong quá trình này, nhiều yếu tố có thể góp phần tạo nên tình trạng sôi bụng. Việc lựa chọn bình sữa phù hợp là một yếu tố quan trọng. Nếu núm bình không vừa miệng trẻ, hoặc tốc độ sữa chảy quá nhanh hoặc quá chậm, có thể khiến trẻ phải nuốt nhiều không khí vào dạ dày, gây ra tình trạng sôi bụng. Ngoài ra, tư thế khi cho trẻ ti cũng đóng một vai trò quan trọng. Nếu tư thế không đúng cách, trẻ có thể nuốt nhiều không khí hơn là sữa khiến trẻ sơ sinh bị sôi bụng. Hoặc trong quy trình pha sữa cũng là một nguyên nhân khác, khi mẹ không đảm bảo vệ sinh đúng cách hoặc pha sữa không đúng tỷ lệ, có thể dẫn đến tình trạng sôi bụng và không thoải mái cho trẻ.
Ngoài những nguyên nhân trên thì trẻ sơ sinh bị sôi bụng do dùng thuốc kháng sinh điều trị các bệnh lý, do nhiễm khuẩn, virus làm rối loạn đường tiêu hoá,...
Pha sữa không đúng tỷ lệ có thể dẫn đến tình trạng sôi bụng
3. Tình trạng sôi bụng ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?
Tình trạng sôi bụng ở trẻ sơ sinh thường không đe dọa đến tính mạng và là một phần của quá trình phát triển tự nhiên của hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, nếu tình trạng này trở nên quá mức và kéo dài và trẻ có một số dấu hiệu như: đau bụng, tiêu chảy,.. thì có thể trẻ đang bị nhưng vấn đề sau đây:
Rối loạn tiêu hoá: Các dấu hiệu như bụng sôi kèm theo đau nhức, thay đổi giữa táo bón và tiêu chảy, bụng chướng, đầy hơi, và biếng ăn. Những biểu hiện này có thể là dấu hiệu của sự không ổn định trong hệ tiêu hóa của trẻ, và nếu tình trạng này kéo dài, có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng hơn như: Viêm đại tràng, một tình trạng mà niêm mạc của đại tràng bị viêm nhiễm, cũng có thể phát triển từ tình trạng sôi bụng kéo dài.
Bệnh lý liên quan đến dạ dày, đường ruột: Các nguyên nhân gây sôi bụng ở trẻ sơ sinh có thể liên quan đến các bệnh như viêm dạ dày tá tràng, viêm hang vị dạ dày và các tình trạng khác trong hệ tiêu hóa. Những vấn đề này có thể là nguyên nhân gây ra sự không thoải mái trong bụng và những triệu chứng như bụng sôi, đau, và thay đổi trong tình trạng tiêu hóa.
Bệnh Crohn: Bệnh này trẻ rất hiếm gặp, tình trạng viêm nhiễm là nguyên nhân gây ra nhiều vấn đề trong hệ tiêu hóa, từ việc tạo ra loét đến chảy máu. Bệnh thường có dấu hiệu: sôi bụng, đau bụng, có thể đi kèm với sốt, buồn nôn, giảm thèm ăn, và sự giảm cân đột ngột. Bệnh Crohn có thể dẫn đến những biến chứng nặng nề, trong đó suy dinh dưỡng và thiếu máu là những vấn đề phổ biến. Tuy nhiên, nguy cơ cao nhất và đặc biệt nguy hiểm là khả năng thủng ruột hoặc rò rỉ bàng quang, tạo điều kiện cho nhiễm trùng lan rộ.
Khi trẻ sơ sinh bị sôi bụng đi ngoài do những biến động sinh lý tự nhiên, thì không có lý do để lo lắng. Tuy nhiên, nếu sự sôi bụng này xuất phát từ những vấn đề bệnh lý, đây có thể là dấu hiệu cần chú ý. Mẹ nên đặc biệt quan tâm vì nếu để bệnh lý kéo dài, có thể ảnh hưởng đến việc ăn uống của trẻ, gây trở ngại cho quá trình phát triển, và nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn, chậm phát triển.
Tình trạng sôi bụng ở trẻ sơ sinh thường không đe dọa đến tính mạng
4. Cách phòng ngừa tình trạng trẻ sơ sinh bị sôi bụng
Nếu trẻ được nuôi bằng sữa mẹ, mẹ cần duy trì một chế độ ăn uống hợp lý và tránh thức ăn có thể gây kích ứng cho trẻ. Nếu trẻ sử dụng sữa công thức, chọn loại sữa phù hợp với độ tuổi và dinh dưỡng phù hợp với trẻ.
Mẹ nên đặc biệt chú ý đến cách cho bé bú mẹ và bú bình đúng cách. Khi pha sữa, nên pha trước khoảng 5 phút trước khi cho trẻ bú để đảm bảo đủ thời gian để bọt khí có thể phân hủy, giúp giảm nguy cơ bé nôn hoặc nuốt phải không khí khi bú. Trong quá trình nguấy sữa, hãy làm nhẹ nhàng. Việc này hạn chế tạo ra nhiều bong bóng khí trong sữa, mà trẻ có thể nuốt phải khi bú. Ngoài ra, mẹ cũng nên chú ý đến tư thế khi cho trẻ bú để đảm bảo là trẻ có thể hấp thụ sữa một cách hiệu quả mà không làm tăng áp lực dạ dày hay tạo ra nhiều không khí dư thừa.
Trong quá trình cho trẻ bú sữa, mẹ nên tránh các thực phẩm cay nóng và nhiều dầu mỡ để ngăn chặn việc chất kích thích từ thực phẩm đi vào sữa mẹ và gây kích ứng cho đường tiêu hóa của trẻ. Thay vào đó, mẹ nên ăn rau xanh và hoa quả tươi, cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất cho cả mẹ và bé. Mỗi ngày, mẹ nên uống ít nhất 2 lít nước để đảm bảo cơ thể có đủ lượng nước cần thiết. Nước giúp duy trì độ ẩm cho sữa cải thiện chất lượng sữa rất tốt.
Mẹ nên đặc biệt chú ý đến cách cho bé bú mẹ và bú bình đúng cách
Mặc dù tình trạng trẻ sơ sinh bị sôi bụng không phải lúc nào cũng đầy nguy hiểm, nhưng nếu không được xử lý đúng cách, nó có thể dẫn đến những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Vì vậy bố mẹ nên tìm hiểu thêm nhiều thông tin sức khỏe về trẻ sơ sinh để kịp thời nhận biết và đưa trẻ đến bác sĩ thăm khám kịp thời để kiểm soát sức khỏe cho trẻ một cách tốt nhất. Việc tìm hiểu, chăm sóc kỹ lưỡng, và kết hợp với những lời khuyên bác sĩ là chìa khóa để giúp cho hành trình sức khỏe của trẻ được phát triển an toàn.
Mọi thông tin liên hệ:
CÔNG TY TNHH KINDERLOVE
Website: https://kinderlove.vn
Zalo: 0334549012
Email: hello@kinderlove.vn
Bài viết khác:
- Trẻ thường xuyên xem điện thoại và không xem điện thoại khác nhau như thế nào trong tương lai?
- Chế Độ Dinh Dưỡng Cho Trẻ Sơ Sinh Và Trẻ Nhỏ - Những Điều Cần Biết
- Các Vấn Đề Sức Khỏe Trẻ Sơ Sinh Thường Gặp: Điều Gì Bố Mẹ Cần Biết?
- Trẻ Sơ Sinh Bị Ho: Ba Mẹ Đừng Xem Nhẹ! Nguyên Nhân & Cách Trị
- Mẹ Cho Bé 7 Tháng Tuổi Ăn Gì? Thực Đơn Ăn Dặm Siêu Hấp Dẫn
- Tips Cho Con Bú Đúng Cách Sữa Về Nhiều Không Bị Sặc