Trẻ Mấy Tháng Biết Ngồi? Cách Giúp Bé Ngồi Cứng Cáp Hơn


Trẻ Mấy Tháng Biết Ngồi? Cách Giúp Bé Ngồi Cứng Cáp Hơn
Thứ Bảy, 24/02/2024 Đăng bởi: Kinderlove Team

Trẻ em phát triển rất nhanh trong những tháng đầu đời, và việc theo dõi các bước phát triển quan trọng là mối quan tâm hàng đầu của bậc phụ huynh. Một trong những cột mốc quan trọng là khả năng ngồi của bé. Bạn có thắc mắc trẻ mấy tháng biết ngồi không? Và làm thế nào để hỗ trợ bé phát triển ngồi vững? Hãy cùng Kinderlove khám phá các bí quyết hữu ích để giúp con bạn phát triển một cách khỏe mạnh và tự tin trong hành trình đầu tiên của mình.

1. Khi nào trẻ biết ngồi?

Theo giải thích của các chuyên gia, vào khoảng 3 đến 4 tháng tuổi, trẻ thường phát triển khả năng lẫy. Sau đó, chúng sẽ tiếp tục biết cách chống tay và k biết ngồi vào khoảng 6 đến 7 tháng tuổi. Từ 7 đến 9 tháng tuổi, trẻ trở nên thành thạo trong việc thực hiện kỹ năng ngồi, đánh dấu một bước quan trọng trong sự phát triển của bé. Chi tiết cụ thể như sau:

  • Để có khả năng ngồi vững, cơ đầu và cơ cổ của trẻ cần phải phát triển đủ cứng cáp. Khi trẻ muốn ngồi, chúng thường sử dụng hai tay để chống phần trên của cơ thể, giữ ngực không chạm đất. Trong quá trình này, trẻ sẽ bắt đầu học cách tự lật mình và thậm chí có thể lăn tròn để khám phá thế giới xung quanh. 

  • Khi bé đến 5 tháng tuổi, nếu mẹ đặt con ở tư thế ngồi, bé có thể giữ được tư thế ngồi, tuy nhiên, thời gian thường rất ngắn. Việc mẹ ở bên cạnh để hỗ trợ hoặc sử dụng gối xung quanh trẻ là cách để đảm bảo trẻ không bị ngã và quá trình tập cho trẻ ngồi. 

  • Tiếp theo, trẻ sẽ phát triển khả năng nghiêng người về phía trước hoặc sử dụng tay để chống cân bằng khi ngồi. Đây là một bước quan trọng trong việc mở rộng khả năng kiểm soát cơ bắp và cải thiện khả năng tự lập trong các tư thế ngồi. Bằng cách này, trẻ sẽ ngày càng trở nên linh hoạt hơn và có khả năng thích ứng với các thách thức về cơ thể một cách tự tin.

  • Thường thường, đến tháng thứ 7, trẻ thường đã có khả năng ngồi vững và đồng thời không cần sự hỗ trợ từ người lớn xung quanh. Trong giai đoạn này, trẻ có khả năng sử dụng tay một cách linh hoạt để lấy đồ vật mà trẻ quan tâm.

  • Khi bước vào tháng thứ 8, trẻ không chỉ có khả năng ngồi vững và chắc chắn mà còn thể hiện khả năng đẩy mình lên để chuyển đổi từ tư thế nằm sấp sang tư thế ngồi một cách linh hoạt và dễ dàng. 

  • Khi đã thành thạo kỹ năng ngồi, trẻ thường có khả năng ngồi lâu hơn. Tuy vấn đề "trẻ mấy tháng biết ngồi" quan trọng, nhưng mẹ cũng nên chú ý đến kỹ năng bò của bé. Trẻ sẽ phát triển cả hai kỹ năng này trong khoảng thời gian gần nhau, tiến đến giai đoạn tập đứng và tập đi. Việc theo dõi sự phát triển tự nhiên của bé cũng như cung cấp cơ hội cho bé thực hiện các hoạt động khác nhau sẽ hỗ trợ một cách toàn diện trong quá trình phát triển sức khỏe.

 

Cách giúp bé ngồi cứng cáp hơn

Cách giúp bé ngồi cứng cáp hơn

2. Dấu hiệu trẻ sẵn sàng tập ngồi

Có một số dấu hiệu cho thấy trẻ sẵn sàng tập ngồi. Tuy nhiên, lưu ý rằng mỗi trẻ phát triển theo cách riêng của mình, và các dấu hiệu này chỉ mang tính chất tham khảo. Dưới đây là một số dấu hiệu chung:

  • Trẻ cần có khả năng kiểm soát đầu và cổ để có thể giữ đầu và ngực ổn định khi ngồi.

  • Trẻ có thể nâng đầu lên khi nằm sấp.

  • Trẻ có khả năng nằm sấp thoải mái và tự lật đầu từ một bên sang bên kia.

  • Nếu đặt trẻ vào tư thế ngồi, trẻ có thể thể hiện sự hứng thú và sẵn sàng giữ tư thế này.

  • Trẻ có thể tự lật mình từ tư thế nằm sấp sang tư thế ngồi hoặc ngược lại.

  • Trẻ bắt đầu có khả năng duy trì sự ổn định khi ngồi mà không cần sự hỗ trợ nhiều.

 

Dấu hiệu trẻ sẵn sàng tập ngồi

Dấu hiệu trẻ sẵn sàng tập ngồi

3. Ba mẹ cần làm gì để giúp bé học ngồi cứng cáp hơn?

  • Cho trẻ nằm sấp và khám phá

Bước quan trọng để trẻ có một tư thế ngồi hoàn hảo là phải bắt đầu từ việc giữ đầu ổn định. Để làm điều này, việc tăng cường cơ cổ và cơ lưng khi trẻ nằm sấp là rất quan trọng. Đặt trẻ nằm sấp và đặt đồ chơi mà trẻ thích ở phía trước mặt.

Khuyến khích trẻ nhìn vào đồ chơi bằng cách nhẹ nhàng nâng đầu lên. Khi trẻ đã làm được, hãy lặp lại động tác này. Việc này không chỉ giúp trẻ phát triển cơ cổ và cơ lưng mà còn giúp trẻ học cách cân bằng trọng lượng của bản thân khi ngồi.

Một chiêu thức khác là giấu đồ chơi và để cho trẻ nhìn thấy. Trẻ sẽ tập trung cố gắng nâng cơ thể lên để tìm đồ chơi ẩn sau đó. Quá trình này không chỉ làm trẻ phát triển sức mạnh cơ bắp mà còn khuyến khích sự sáng tạo và tập trung của trẻ. Hãy nhớ rằng, trong quá trình này, sự kiên nhẫn và khích lệ từ phía ba mẹ là yếu tố quan trọng để trẻ tự tin và yêu thích quá trình học tập này.

  • Di chuyển trẻ

Cách dễ dàng để trẻ làm quen với sự vận động là bạn hãy chủ động tập luyện cho trẻ. Giữ trẻ và giúp trẻ lăn nhẹ nhàng trên bề mặt mềm mại cũng sẽ giúp trẻ tự vận động theo ý thích của mình.

  • Kích thích sự tò mò của trẻ

Đến tháng thứ 9, trẻ đã có thể ngồi vững và chắc chắn. Đây là thời điểm quan trọng để khuyến khích trẻ ngồi nhiều hơn. Để thực hiện điều này, hãy đặt những món đồ chơi mới lạ xung quanh sao cho trẻ có thể lấy được khi ngồi. Bạn cũng có thể ngồi kế bên và tham gia vào các hoạt động chơi cùng trẻ. Điều này sẽ tạo ra một môi trường tích cực, khuyến khích sự tò mò và phát triển kỹ năng ngồi của trẻ một cách tự tin.

  • Massage và cùng trẻ vận động

Mọi hoạt động vận động của cơ thể liên quan chặt chẽ đến sự phát triển cơ bắp. Nếu cơ bắp của trẻ phát triển tốt, trẻ sẽ nhanh chóng học được kỹ năng ngồi. Việc massage thường xuyên và thực hiện một số trò chơi đơn giản có thể giúp tăng cường sức mạnh của các cơ.

Bên cạnh đó, những hoạt động như bò, lăn, và nằm sấp cũng là những cách tự nhiên để giúp trẻ phát triển sức mạnh cơ bắp. Khuyến khích trẻ tham gia nhiều hoạt động vận động càng tốt để làm cho quá trình học ngồi trở nên dễ dàng hơn. Việc này sẽ hỗ trợ trẻ phát triển sự linh hoạt và sức mạnh cơ bắp, từ đó giúp trẻ ngồi cứng cáp và tự tin hơn.

Ba mẹ cần hỗ trợ cho bé ngồi cứng cáp hơn

Ba mẹ cần hỗ trợ cho bé ngồi cứng cáp hơn

4. Những điều lưu ý khi tập ngồi cho bé

  • Đặt trẻ ngồi trên bề mặt mềm mại như thảm hoặc chăn để giảm rủi ro khi ngã. Tránh đặt trẻ tập ngồi ở những nơi nguy hiểm, môi trường hoạt động không thoải mái, tránh các mối nguy hiểm như ổ cắm điện, dao kéo, vật liệu độc hại, đồ chơi quá nhỏ,… vì con có thể với tay ra để chạm vào chúng.

  • Trong giai đoạn đầu, hãy giữ trẻ ngồi bằng cách sử dụng gối hoặc đặt trẻ giữa chân mình để tạo sự ổn định.

  • Đảm bảo trẻ có đủ thời gian nằm sấp để phát triển cơ cổ và cơ lưng.

  • Trong giai đoạn đầu, trẻ có thể ngồi dựa vào góc 45 độ với mặt đất. Sau đó, tăng dần góc ngồi để trẻ có thể ngồi thẳng hơn.

  • Tránh ép trẻ ngồi khi chưa sẵn sàng. Để trẻ tự nâng cơ thể lên và ngồi một cách tự nhiên.

  • Nếu trẻ đã qua giai đoạn tháng thứ 9 mà vẫn chưa có dấu hiệu muốn ngồi hoặc tự ngồi được thì các bạn hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được hỗ trợ sớm nhất cho trẻ, vì đây là dấu hiệu rất quan trọng thể hiện sự sự chậm trễ phát triển của trẻ về kỹ năng vận động thô. 

 

Những điều lưu ý khi tập ngồi cho bé

Những điều lưu ý khi tập ngồi cho bé

5. Những món đồ chơi hỗ trợ giai đoạn tập ngồi cho trẻ

Giai đoạn tập ngồi là một trong những dấu mốc quan trọng trong sự phát triển của trẻ, thường diễn ra xung quanh 6-9 tháng tuổi. Đồ chơi phù hợp không chỉ giúp trẻ giải trí mà còn hỗ trợ tích cực vào quá trình phát triển kỹ năng ngồi và cơ bản về vận động. Dưới đây là một số món đồ chơi có thể giúp trẻ trong giai đoạn này tại Kinderlove: 

5.1. Hộp thả bóng ( 6+ tháng) 

Hộp thả bóng là giáo cụ Montessori được thiết kế để giúp trẻ phát triển hiểu biết về sự tồn tại lâu dài của vật thể. Việc trẻ trải nghiệm hiện tượng bóng rơi, lăn và biến mất cũng giúp phát triển khả năng quan sát, tư duy logic , và suy luận  của trẻ. 

Hướng dẫn hoạt động cho trẻ

  • Ba mẹ hướng dẫn trẻ cách thả bóng vào lỗ tròn, quan sát bóng biến mất và xuất hiện trở lại. Nếu trẻ vô tình đánh rơi bóng ra khỏi hộp, hãy khuyến khích trẻ tự nhặt bóng lên nếu nó không lăn quá xa, từ đó thúc đẩy vận động cơ thể của trẻ việc này có thể khuyến khích trẻ tập ngồi hiệu quả. 

  • Đây là một hoạt động mà trẻ cần mất vài tháng để hoàn thiện. Ban đầu, trẻ có thể mắc nhiều “lỗi” khi đưa bóng vào lỗ hoặc cần điều chỉnh tay nhiều lần trước khi thả bóng thành công. Tuy nhiên, qua thời gian, tay của trẻ sẽ trở nên chính xác hơn và trẻ sẽ có khả năng đưa bóng vào lỗ một cách dễ dàng hơn.

Hình ảnh sản phẩm đồ chơi Hộp thả bóng của Kinderlove

Hình ảnh sản phẩm đồ chơi Hộp thả bóng của Kinderlove

5.2 Những khối gỗ đầu tiên (8+ tháng) 

Những khối gỗ đầu tiên là đồ chơi gỗ tuyệt vời để giúp trẻ tập luyện sự khéo léo đôi tay, cải thiện khả năng tập trung, và làm quen với số lượng. Trong quá trình chơi, trẻ có thể thỏa sức sáng tạo khi xếp chồng, xếp ngang, hoặc thậm chí gõ các khối vào nhau để tạo âm thanh nhẹ nhàng. Các hoạt động này không chỉ rèn luyện khả năng tư duy mà còn kích thích các  giác quan, giúp trẻ phát triển khả năng sáng tạo và nâng cao tinh thần học hỏi. 

Hướng dẫn hoạt động cho trẻ

  • Cho trẻ cầm những khối gỗ một cách tự do, để trẻ nắm bắt và cảm nhận kích thước, hình dạng, và trọng lượng của từng khối. Giới thiệu màu sắc của từng khối gỗ cho trẻ.

  • Để trẻ cầm hai khối gỗ và hướng dẫn cách đập chúng vào nhau để tạo ra âm thanh. Giúp trẻ thử  nhiều cường độ đập khác nhau để trải nghiệm âm thanh khác nhau.

  • Hướng dẫn trẻ xếp các khối lên nhau, tạo ra các cấu trúc khác nhau. Sau đó, để trẻ đẩy nhẹ các khối để chúng rơi xuống. Điều này giúp trẻ hiểu về sự tương tác giữa các vật thể và học cách kiểm soát chúng. Trẻ sẽ xếp được 2 khối vào khoảng tháng 12, 3 khối vào tháng 18, và nhiều hơn sau đó.

  • Hướng dẫn trẻ đếm số khối gỗ mà trẻ sử dụng để xây dựng một tòa tháp. Trẻ có thể đếm khi đang đặt từng khối lên để xây tháp hoặc đếm tổng số khối sau khi đã xây xong. Ví dụ: “Con có thể đếm được bao nhiêu khối? 1, 2, 3, 4, 5. Tòa tháp này có 5 khối.”

Hình ảnh sản phẩm đồ chơi Những khối gỗ đầu tiên của Kinderlove

Hình ảnh sản phẩm đồ chơi Những khối gỗ đầu tiên của Kinderlove

5.3 Mèo ném bóng

Mèo ném bóng là đồ chơi thông minh có tính tương tác hấp dẫn, giúp trẻ em khám phá và hiểu về mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả một cách thú vị nhất. Trò chơi còn khuyến khích trẻ thử nghiệm và tìm hiểu về nguyên tắc vật lý đơn giản.

Hướng dẫn hoạt động cho trẻ

  • Hãy tập cho trẻ chơi món đồ chơi này trong tư thế ngồi và bố mẹ có thể hỗ trợ. Hướng dẫn trẻ cách đẩy quả bóng nhẹ nhàng vào lỗ và sau đó nhấn cái cần. Điều này sẽ tạo ra một lực đẩy và khiến quả bóng bay ra khỏi lỗ. Đây là cách giúp trẻ hiểu về sự tương tác giữa các lực và kết quả tương ứng.

  • Hãy khuyến khích trẻ tự mình bò về phía quả bóng khi nó bay ra khỏi lỗ. Điều này giúp trẻ phát triển kỹ năng vận động cơ thể và sự độc lập trong việc khám phá và khắc phục tình huống.

  • Hướng dẫn trẻ khám phá sự tương quan giữa lực và kết quả trong trò chơi bóng bay. Hướng dẫn trẻ dùng các lực khác nhau để đẩy lên chiếc cần và quan sát cách mà độ cao của quả bóng phản ánh sự thay đổi này. Lực nhẹ sẽ làm cho quả bóng bay thấp, trong khi lực mạnh sẽ đẩy quả bóng bay cao hơn. Điều này giúp trẻ hiểu về sự ảnh hưởng của các lực và khám phá quan hệ nguyên nhân và kết quả thông qua trải nghiệm thực tế.

Hình sản phẩm đồ chơi Mèo ném bóng của Kinderlove

Hình sản phẩm đồ chơi Mèo ném bóng của Kinderlove

5.4 Trứng trong cốc

Trứng trong cốc là giáo cụ Montessori không chỉ giúp phát triển khả năng tập trung của trẻ mà còn thúc đẩy sự phối hợp giữa hai bên cơ thể thông qua hoạt động lặp lại: "bỏ trứng vào cốc - nhấc trứng ra khỏi cốc".

Hướng dẫn hoạt động cho trẻ

  • Ban đầu, cho trẻ cơ hội tự do khám phá các từng phần của đồ chơi. Trẻ có thể cầm quả trứng và cốc để quan sát hình dạng, và thậm chí đập chúng với nhau để tạo ra âm thanh thú vị. Hướng dẫn trẻ cách đặt trứng vào cốc và rút nó ra khỏi đó. Ba mẹ hãy thực hiện mẫu chậm rãi cho trẻ quan sát.

  • Khuyến khích trẻ cầm một quả trứng bằng một tay và một cốc bằng tay còn lại. Hướng dẫn trẻ đặt trứng vào cốc một cách nhẹ nhàng và nhấc nó ra khỏi cốc một cách chính xác.

  • Sau khi trẻ đã thành thạo, tăng độ khó của hoạt động bằng cách đưa cốc ra xa trẻ hơn. Điều này đòi hỏi trẻ phải thực hiện hoạt động trong khi vẫn giữ thăng bằng cơ thể.

Hình ảnh sản phẩm đồ chơi Trứng trong cốc của Kinderlove

Hình ảnh sản phẩm đồ chơi Trứng trong cốc của Kinderlove

Bài viết trên đây Kinderlove đã giải đáp cho các bố mẹ thắc mắc “ Trẻ sơ sinh mấy tháng biết ngồi? “ việc theo dõi và hỗ trợ trẻ trong quá trình tập ngồi rất quan trọng trong giai đoạn phát triển của trẻ sơ sinh. Mỗi bước tiến của trẻ đều là một thành công đáng khen ngợi, để cho trẻ phát triển theo một cách tự nhiên và hỗ trợ trẻ một cách tốt nhất. Hy vọng với những thông tin hữu ích trên của Kinderlove có thể giúp ích được các bố mẹ trong quá trình nuôi dạy trẻ khôn lớn. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bạn viết nhé!

 

Mọi thông tin liên hệ:

CÔNG TY TNHH KINDERLOVE

Viết bình luận:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: