-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Thứ Hai,
08/01/2024
Đăng bởi: KINDERLOVE
Mỗi bậc cha mẹ khi có con đều quan tâm đến kiến thức về sự phát triển của trẻ sơ sinh. Xã hội hiện đại dần đề cao việc nuôi con khoa học, hướng đến sự phát triển toàn diện của thế hệ tương lai. Vì lẽ đó, giáo dục sớm cho trẻ sơ sinh đã trở thành khái niệm phổ biến đối với những gia đình có con dưới 12 tháng tuổi.
Sự phát triển của trẻ sơ sinh trong năm đầu đời.
Năm đầu tiên này, trẻ sẽ tập trung phát triển các cơ quan vận động, các giác quan cảm giác và tư duy cảm xúc. Bên cạnh đó, trẻ cũng trong giai đoạn thiết lập niềm tin và tình yêu thương với những người thân thiết nhất như bố mẹ, ông bà, anh chị em của mình. Vậy cụ thể, sự phát triển của trẻ sơ sinh sẽ biểu hiện như thế nào?
Trẻ từ 1 đến 3 tháng tuổi
Ở giai đoạn này, có thể trẻ đang tập làm quen với thế giới bên ngoài bụng mẹ. Trẻ được cảm nhận môi trường trọng lực, học cách bú mẹ, cách đi vệ sinh, cất những tiếng khóc để nói lên nhu cầu của mình.
- Trẻ được thực hiện những hoạt động thể chất đầu tiên, quơ tay múa chân, cố gắng để đầu, cổ được giữ vững khi nằm sấp.
- Trẻ dần thích ứng với ánh sáng bên ngoài, từ những sự vật chỉ mang màu trắng - đen - các sắc độ xám đã trở nên sinh động nhiều màu sắc.
- Trẻ lắng nghe và nhìn theo hướng phát ra âm thanh. Miệng phát ra những tiếng “ê” “a”.
- Khi cứng cáp hơn, trẻ tự mình học lẫy. Đây là hoạt động đầu tiên giúp cho trẻ bước đầu kiểm soát cơ thể của mình.
- Kỹ năng cầm nắm của trẻ được cải thiện, đồng thời trẻ hay đưa đồ chơi lên miệng mình để gặm nhấm, “nếm” thử những bề mặt đồ vật thô ráp hay trơn mịn, cứng hay mềm.
- Trẻ biết cười khi được bạn trò chuyện vui vẻ cùng. Sau một thời gian, trẻ sẽ cười thành tiếng, những âm thanh giòn tan khiến mọi người cũng cảm thấy yêu đời.
Trong ảnh: Vòng ngặm nướu con nhím trong Hộp đồ chơi Kết Nối của Kinderlove cho bé 2-3 tháng tuổi
Trẻ từ 4 đến 6 tháng tuổi
Khi trẻ được 4 tháng tuổi, nếu không sinh non thiếu tháng thì trẻ đã đủ cứng cáp để được bố mẹ hỗ trợ ngồi dựa. Các kỹ năng mới của trẻ xuất hiện nhiều hơn, các kỹ năng cũ trở nên thành thạo.
- Trẻ có thể tập ngồi, hầu như các bé đều có thể ngồi vững ở mốc 6 tháng tuổi, sẵn sàng để ngồi trong ghế ăn dặm, tối thiểu là bé có thể ngồi dựa nhẹ.
- Động tác lẫy lật của trẻ đã rất thành thạo, trẻ có thể trườn khi nằm sấp, tìm cách để tập bò.
- Trẻ có thể tìm đến vị trí đồ vật mình nhìn thấy, cầm nắm, điều khiển đồ chơi chuyển từ tay trái sang tay phải và ngược lại.
- Trẻ ngủ ít đi và chơi nhiều hơn. Trẻ thích được vui đùa, được cười nói. Nhu cầu được bố mẹ trò chuyện, tương tác cùng những món đồ chơi cũng nhiều hơn trước.
- Trẻ có thể nói một tràng dài bằng những âm thanh bi bô. Lúc này, trẻ đã bắt đầu ghi nhớ những từ ngữ mà chúng được tiếp xúc.
- Trẻ thể hiện đa dạng cảm xúc hơn, lúc cười, lúc mếu, lúc sợ hãi, lúc thích thú. Khả năng tập trung của bé cũng được cải thiện nhiều khi tiếp xúc với những món đồ hoặc hiện tượng thú vị.
Trẻ từ 7 đến 9 tháng tuổi
Vậy là bạn đã cùng con bước qua 6 tháng đầu đời một cách suôn sẻ, kể từ lúc này, bạn sẽ thực sự cảm thấy được con mình đã trở nên cứng cáp hơn rất nhiều. Bố mẹ nên dành nhiều thời gian hơn để ở bên con trong khoảng thời gian tới đây. Vì sao ư? Bởi đây là giai đoạn trẻ phát triển mạnh về khả năng ngôn ngữ, trí thông minh cảm xúc.
- Bé đã bắt đầu bò được bằng đầu gối. Có bé phát triển nhanh có thể đứng vịn vào thành cũi, thành giường, thậm chí có thể men theo bước vài bước.
- Trẻ có thể ngồi mà không cần hỗ trợ của người lớn. Các động tác chuyển đổi giữa ngồi, bò, nằm trở nên thành thục.
- Trẻ có thể phát âm rõ hơn những từ có phụ âm “m, b”, kết hợp cùng các nguyên âm.
- Trẻ có thể điều khiển tốt đồ vật trong tay, sáng tạo cách sử dụng tuỳ vào sáng tạo của bản thân như gõ, cắn, mút, ném, đập, nắn bóp…
- Trẻ có thể bắt chước nhiều động tác như vỗ tay, chào tạm biệt.
- Trong ăn uống, bạn sẽ thấy trẻ có sự lựa chọn đối với đồ ăn thay vì ăn bất kỳ món gì thời gian đầu ăn dặm.
Trong ảnh: Chiếc trống lăn trong Hộp đồ chơi Xem Xét cho bé 6-7 tháng tuổi
Trẻ từ 10 đến 12 tháng tuổi
Đây là giai đoạn cuối cùng trong quãng thời gian sơ sinh của trẻ. Trẻ đã có thể học được nhiều kỹ năng phức tạp hơn. Bố mẹ hãy thật kiên nhẫn và dành nhiều sự quan tâm cho con để trẻ có thể phát triển toàn diện nhất.
- Trẻ đã có thể vịn đi tốt, thành thạo đứng lên ngồi xuống, có thể buông tay để giữ thăng bằng. Thậm chí có bé đã có thể bước đi chập chững.
- Trẻ có thể tập ăn bằng muỗng, dĩa, kỹ năng sử dụng ngón tay tốt hơn, có thể nhón những mẩu nhỏ bằng đầu ngón tay.
- Trẻ biết cách diễn tả ý muốn bằng ngôn ngữ cơ thể thường xuyên hơn.
- Trẻ nói nhiều từ hơn, bố mẹ hãy để con cơ hội được nói lên như cầu bằng từ ngữ thay vì chỉ diễn tả bằng hành động. Điều này sẽ giúp trẻ được phát triển ngôn ngữ trong giai đoạn thuận lợi nhất.
- Trẻ hiểu được lời nói, thái độ của bố mẹ, con sẽ tỏ ý tán thành hoặc phản đối một cách rõ ràng.
Giáo dục sớm cho trẻ sơ sinh bằng những điều đơn giản.
Tốc độ phát triển của trẻ vốn không giống nhau, mỗi trẻ sẽ mang trong mình những năng lực riêng, thế mạnh và điểm yếu khác nhau. Tuy nhiên, việc đảm bảo cho trẻ có thể tối ưu được những kỹ năng cơ bản là điều cần thiết. Việc thiếu hụt kỹ năng có thể ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển trí não của trẻ, gây bất lợi cho trẻ trong sinh hoạt, hoà nhập với tập thể khi đi học. Đó là lý do bố mẹ nên thực hiện một vài hoạt động giáo dục sớm cho trẻ sơ sinh. Mục đích đơn thuần là để kích thích những tiềm năng trong trẻ được bộc lộ ra một cách tự nhiên chứ không phải gượng ép.
Nhóm nghiên cứu của bà Rebecca Saxe - Giáo sư Thần kinh học nhận thức, Viện Công nghệ Massachusetts, nước Mỹ, đã thực hiện những thí nghiệm thực tế với trẻ sơ sinh. Kết quả chứng minh được rằng, ngay từ khi 6 tháng tuổi, bộ não của trẻ đã có được khả năng hoạt động cân bằng hai bán cầu não như cách thức bộ não người trưởng thành hoạt động. Theo thời gian, chúng sẽ hoàn thiện khả năng ghi nhớ bằng cách chọn lọc những thông tin cần thiết, xóa bỏ những thông tin vụn vặt. Điều này có nghĩa là trẻ sơ sinh không phải “tấm bảng trắng” như chúng ta vẫn nghĩ.
Cha mẹ hoàn toàn có thể tin tưởng rằng mọi điều hướng dẫn cho con, trẻ đều có thể học được. Trẻ không bất lực và thụ động nhìn thế giới xung quanh thay đổi, mà có năng lực chủ động tiếp thu mọi thứ, học hỏi và suy nghĩ mọi lúc. Một lời khuyên hữu ích của các chuyên gia là hãy để con được tiếp xúc với thế giới càng nhiều càng tốt, càng rộng càng tốt.
Trong ảnh: Hộp đồ chơi Cảm Nhận của Kinderlove cho bé 4-5 tháng tuổi
- Bố mẹ hãy tạo điều kiện để trẻ được đến nhiều địa điểm mới, được quan sát nhiều gương mặt, sự vật mới lạ, nếm nhiều món ăn ngon cảm nhận nhiều mùi hương.
- Dành thời gian ở bên con, lắng nghe những mong muốn, nhu cầu của trẻ , nói chuyện và chia sẻ với những khó khăn hay niềm vui của con trong quá trình hoàn thiện bản thân.
- Sự phát triển của trẻ sơ sinh sẽ trở nên toàn diện hơn nếu mỗi kỹ năng đều được tập luyện nhiều lần. Trẻ tự biết được tiếp theo sẽ phải học điều gì, điều bạn cần chỉ là hỗ trợ con được rèn luyện mà thôi.
- Cha mẹ hãy luôn tin tưởng vào bản thân và con, đừng mất kiên nhẫn và vội vàng. Điều này sẽ tạo áp lực cho chính cha mẹ, đồng thời năng lượng tiêu cực sẽ ảnh hưởng đến trẻ.
- Để trẻ được sống trong môi trường mà ngôn ngữ luôn hiện diện, lời nói, tiếng hát, những câu chuyện hay bài hát vui vẻ.
- Sử dụng những món đồ chơi hỗ trợ trẻ kích thích phát triển kỹ năng vận động thô và vận động tinh, kết hợp các giác quan của trẻ.. Những đồ chơi của Kinderlove được thiết kế phù hợp với từng giai đoạn phát triển theo tháng tuổi của trẻ sẽ giúp phụ huynh giải quyết khó khăn trong việc làm phong phú các trò chơi của con.
Giáo dục sớm cho trẻ sơ sinh không phải là sử dụng những hoạt động quá cao siêu, gượng ép trẻ đạt được mục tiêu phát triển nào đó. Phụ huynh cần hiểu rõ lộ trình riêng và khả năng của con mình để có được phương pháp hỗ trợ tốt nhất. Làm cha mẹ là con đường rất dài nhiều khó khăn nhưng cũng tràn đầy hạnh phúc. Chúc cho mỗi bậc phụ huynh và các em bé đều hạnh phúc trên con đường hoàn thiện những cột mốc ý nghĩa của bé.
Mọi thông tin liên hệ:
CÔNG TY TNHH KINDERLOVE
Website: https://kinderlove.vn
Zalo: 0334549012
Email: hello@kinderlove.vn
Bài viết khác:
- 8 Phương Pháp Dạy Con Thông Minh Sớm Mà Ba Mẹ Cần Biết
- Chậm nói ở trẻ nhỏ: Nguyên nhân do đâu và cách khắc phục
- Giáo Dục Sớm Là Thế Nào? Ưu Nhược Điểm Bố Mẹ Nên Biết
- Tổng Hợp Các Phương Pháp Giáo Dục Sớm Cho Trẻ Hay Nhất
- Dạy Con Thông Minh Sớm - Phương Pháp Siêu Hay Cho Bố Mẹ
- Giáo Dục Sớm Cho Trẻ - Liệu Có Nên Hay Không?