-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Thứ Tư,
22/03/2023
Đăng bởi: Kinderlove
Tính trật tự của trẻ xuất hiện ngay từ khi trẻ có thể quan sát thế giới xung quanh. Trẻ có thể khó chịu và quấy khóc nếu có trình tự nào đó bị thay đổi. Trẻ không chỉ ghi nhớ những dữ kiện thuộc về bản thân, mà còn ghi nhớ những chi tiết thuộc về những người thân thiết với trẻ.
Tính trật tự của trẻ là gì? Thời kỳ nhạy cảm với trật tự của trẻ là thời điểm nào?
Tính trật tự của trẻ là khả năng ghi nhớ của trẻ về trật tự sắp xếp các món đồ, trình tự sinh hoạt hàng ngày, đồ dùng của mỗi người trong gia đình, vị trí ngồi của mọi người tại bàn ăn, v.v…
Việc ghi nhớ tính trật tự này giúp trẻ nhận diện môi trường sống của chính mình. Trẻ cảm thấy an toàn và vui vẻ khi biết đồ vật con cần đang ở vị trí nào, việc tiếp theo phải làm là ăn hay ngủ. Có rất nhiều điều khiến con người bị chi phối trong đời sống thường nhật. Bởi vậy, trẻ sẽ cảm thấy bất an, khó chịu và bối rối khi không thể hiểu rõ môi trường sống của mình.
Theo phương pháp Montessori, thời kỳ nhạy cảm với trật tự của trẻ biểu hiện chủ yếu ở giai đoạn 0-24 tháng tuổi. Đây là giai đoạn trẻ đặc biệt nhạy cảm với tính trật tự khi con trở nên cáu gắt nhiều hơn với những việc không đúng ý con. Trẻ có thể ăn vạ ngay lập tức khi chiếc ghế của bố tại bàn ăn lại có một vị khách lạ mặt ngồi vào.
Trẻ sẽ tự đưa ra những nhận định “đúng - sai” cho mỗi sự việc xảy ra. Khi mọi thứ nằm trong sự kiểm soát của trẻ, sự vui vẻ là điều tất yếu. Đó là vì trẻ cảm thấy được tự làm chủ môi trường sống của mình. Một sự thay đổi trong cách sắp xếp đồ dùng, nội thất gia đình cũng sẽ làm trẻ cảm thấy bối rối, nếu không thể nói bằng lời thì trẻ sẽ khóc lớn để phản đối.
Tính trật tự của trẻ không chỉ tồn tại trong mối liên kết giữa con với môi trường bên ngoài mà còn trong bản thân của trẻ. Cơ thể con trẻ cũng có những yêu cầu nhất định đối với những gì mang tính trật tự. Cụ thể, một em bé đã quen được mẹ tắm, khi con được giao cho một người khắc tắm, trẻ có thể gào khóc lớn chỉ vì tư thế bế của người đó không giống với mẹ.
Không gian sống cần đảm bảo tính trật tự để phát huy lợi ích của thời kỳ nhạy cảm với trật tự của trẻ.
Bộ não của trẻ nhỏ hoạt động như một nơi lưu trữ hồ sơ. Thông tin và dữ kiện được phân loại rõ ràng. Bởi vậy, trẻ không phù hợp để sống trong một môi trường thường xuyên có sự thay đổi. Khi trẻ dần lớn hơn, bộ não sẽ phát triển để phù hợp hơn với khả năng thích nghi với sự thay đổi của môi trường.
Đối với thời kỳ nhạy cảm với tính trật tự, cha mẹ nên thực hành những biện pháp để phát huy được những lợi thế của giai đoạn này mang lại. Thông qua những hoạt động thực tế đó, cha mẹ giáo dục trẻ một lối sống nề nếp, khoa học, góp phần định hình nhân cách trong tương lai.
Thiết lập trình tự sinh hoạt khoa học
Cha mẹ cần thiết lập nếp sinh hoạt cho con ngay từ khi được sinh ra. Lợi ích đầu tiên là tốt cho sức khỏe cũng như sự phát triển toàn diện của con. Tiếp đó là trẻ sẽ dần nắm được trình tự, biết rằng sau khi ăn mình sẽ được thay bỉm, sau khi thay bỉm mình có thể đi ngủ. Con sẽ không cảm thấy bứt rứt, quấy khóc. Do vậy, trẻ cần duy trì một trình tự sinh hoạt nhất định và khi trẻ đủ hai tuổi sẽ được thiết lập một thời khoá biểu.
Một khi cha mẹ đã thiết lập trình tự sinh hoạt cho con thì hãy cố gắng duy trì mọi thứ diễn ra đều đặn. Việc này sẽ hạn chế sự không thoải mái của trẻ, giúp con cảm thấy vui vẻ hơn. Bên cạnh đó, trong giai đoạn 0-24 tháng tuổi, sự điều chỉnh thời gian ngủ cũng như chế độ ăn sau mỗi thời kỳ ngắn là rất quan trọng.
Bởi, trẻ sẽ không mãi ngủ nhiều như tháng đầu tiên, cũng sẽ ăn nhiều loại thức ăn khác khi bước vào độ tuổi ăn dặm. Cha mẹ có thể điều chỉnh dựa theo nhịp sinh học tự nhiên của con nhưng vẫn đảm bảo sự phân bố giờ giấc các hoạt động sinh hoạt một cách khoa học.
Sắp xếp đồ đạc ngăn nắp, gọn gàng, cố định
Trong ảnh: Đồ chơi giáo dục sớm theo phương pháp Montessori của Kinderlove
Việc quy định vị trí cố định cho các món đồ, sắp xếp một cách khoa học không chỉ giúp các thành viên trong nhà tìm kiếm dễ dàng. Thêm vào đó, trẻ nhỏ có cơ hội ghi nhớ các thông tin xoay quanh môi trường sống của mình, không cảm thấy bối rối và bất an.
Cha mẹ có thể dành cho trẻ khoảng không gian riêng để sắp xếp đồ dùng cá nhân của con. Cha mẹ nên hướng dẫn trẻ cách phân loại và sắp xếp đồ đạc sao cho hợp lý, để những lần sau đó con tự mình thu dọn, bài trí không gian riêng theo cách của mình.
Việc này sẽ luyện tập cho trẻ thói quen ngăn nắp, gọn gàng trong sinh hoạt. Con được tự mình chăm chút cho không gian sống, cũng như tự chịu trách nhiệm thu dọn nếu bản thân bày bừa sau khi chơi.
Làm gương cho trẻ trong các hoạt động thường ngày
Cha mẹ cần nghiêm túc thực hiện những thói quen sinh hoạt tốt để trẻ noi theo, thay vì chỉ yêu cần con thực hiện như một mệnh lệnh. Khi ngồi vào bàn ăn, nếu không muốn con vừa ăn vừa nghịch đồ chơi thì cha mẹ cũng không nên cầm điện thoại. Cha mẹ muốn con ngủ sớm thì bản thân cũng nên ngủ sớm, nếu cần làm việc khác cũng sẽ đợi sau khi con vào giấc ngủ. Cha mẹ nói năng, cư xử lễ độ, kính trên nhường dưới; trẻ cũng sẽ quan sát và thực hiện lại.
Sự bất đồng giữa những lời chỉ bảo và hành động thực tế của cha mẹ có thể gây nên tác dụng ngược. Đó là khiến trẻ hình thành những hành vi xấu, thái độ bất mãn với cha mẹ, sự phản kháng của con mỗi khi không đạt được ý muốn càng trở nên dữ dội.
Sắp xếp các hoạt động vui chơi, khám phá vào khung giờ phù hợp
Trẻ được quyền tự do khám phá, học hỏi điều mới lạ. Tuy nhiên, việc sắp xếp khung giờ giúp con chia đều thời lượng cho các loại hoạt động khác nhau. Trẻ sẽ được cân bằng giữa hoạt động trong nhà và ngoài trời; giữa hoạt động tĩnh và hoạt động thể chất. Hơn nữa, trẻ sẽ cảm thấy quen thuộc dần với việc sắp xếp các việc muốn làm cũng như cần làm một cách hiệu quả.
Bên cạnh đó, sự sắp xếp các khung giờ cho các hoạt động nhằm tạo dựng thói quen giờ nào việc nấy cho con. Con sẽ không vừa chơi vừa ăn, đang chơi xếp hình lại chạy đi đá bóng, làm gì cũng không đến nơi đến chốn. Khi đến lớp, trẻ cũng sẽ cảm thấy quen thuộc hơn bởi các hoạt động trên lớp cũng được diễn ra theo khung giờ phù hợp.
Tìm hiểu nguyên nhân cho mọi sự phản đối của trẻ
Thời kỳ nhạy cảm với trật tự của trẻ diễn ra vào giai đoạn trẻ tập nói, đồng nghĩa với việc phần lớn cảm xúc của con không được diễn tả bằng lời nói. Cha mẹ sẽ dễ rơi vào tình trạng bực bội hoặc ép buộc trẻ chấp nhận điều đó khi chưa hiểu ý muốn của con. Bởi vậy, việc bình tĩnh tìm hiểu nguyên nhân và khắc phục nó là vô cùng quan trọng.Cha mẹ nên đứng ở lập trường của con để tuân thủ tính trật tự con mong muốn.
Hiện tượng khủng hoảng lên hai của trẻ cũng bị tác động một phần do sự nhạy cảm với tính trật tự. Cho dù sự phản kháng của con đến từ điều gì thì việc tìm hiểu nguyên nhân luôn là việc làm đúng đắn. Mỗi thời kỳ nhạy cảm qua đi, con sẽ hoàn thiện thêm những kỹ năng mới, sự hiểu biết mới. Cách cha mẹ tìm hiểu con và điều chỉnh sự hỗ trợ sẽ giúp con nhanh chóng lấy lại sự cân bằng.
Thời kỳ nhạy cảm với tính trật tự của trẻ là cơ hội tốt giáo dục nhân cách cho con
Mỗi thời kỳ nhạy cảm của trẻ tập trung vào kỹ năng nhất định, nếu trôi qua sẽ không lấy lại được nữa. Trẻ sẽ vẫn luôn phát triển trong suốt những năm tháng tiếp theo đến khi trưởng thành. Tuy nhiên, thời kỳ nhạy cảm trong những năm đầu đời là cơ hội tốt nhất để phát triển tối ưu các kỹ năng đó.
Việc tận dụng những thời kỳ nhạy cảm như một cơ hội để phát triển mạnh mẽ từng kỹ năng của trẻ là điều sáng suốt. Trong thời kỳ nhạy cảm với tính trật tự của trẻ, ngoài việc giúp trẻ phát huy sự nhận thức về môi trường sống và khả năng ghi nhớ, cha mẹ còn giúp con định hình lối sống khoa học.
Một lối sống ngăn nắp, gọn gàng giúp nâng cao tính tự giác, sự chịu trách nhiệm với bản thân của trẻ. Đồng thời, cha mẹ đã giúp con tạo dựng nền tảng để hoàn thiện nhân cách trong tương lai. Mỗi công dân tốt đều mang trong mình những thói quen tốt đẹp, tư tưởng và lối sống lành mạnh. Đó cũng là điều mà cha mẹ luôn mong muốn khi con mình trưởng thành.
Mọi thông tin liên hệ:
CÔNG TY TNHH KINDERLOVE
Website: https://kinderlove.vn
Zalo: 0334549012
Email: hello@kinderlove.vn
Hộp Đồ Chơi Khám Phá - Đồ Chơi Giáo Dục Cho Bé 8-9 Tháng Tuổi
Tuổi: 8+ Tháng
1,390,000₫
1,750,000₫
-21%
Hộp Đồ Chơi Xem Xét - Đồ Chơi Trí Tuệ Cho Bé 6-7 Tháng Tuổi
Tuổi: 6+ Tháng
1,390,000₫
1,770,000₫
-22%
Hộp Đồ Chơi Suy Nghĩ - Đồ Chơi Montessori Cho Bé 10-11 Tháng Tuổi
Tuổi: 10+ Tháng
1,390,000₫
1,750,000₫
-21%
Hộp Đồ Chơi Bập Bẹ - Đồ Chơi Giáo Dục Cho Bé 12-13 Tháng Tuổi
Tuổi: 12+ Tháng
1,390,000₫
1,780,000₫
-22%
Hộp Đồ Chơi Cảm Nhận - Đồ Chơi Thông Minh Cho Bé 4-5 Tháng Tuổi
Tuổi: 4+ Tháng
1,390,000₫
1,800,000₫
-23%
Hộp Đồ Chơi Chuyển Động - Đồ Chơi Giáo Dục Cho Bé 14-15 Tháng Tuổi
Tuổi: 14+ Tháng
1,390,000₫
1,680,000₫
-18%
Hộp Đồ Chơi Kết Nối - Đồ Chơi Cho Trẻ Sơ Sinh 2-3 Tháng Tuổi
Tuổi: 2+ Tháng
1,390,000₫
1,740,000₫
-21%
Hộp Đồ Chơi Ánh Sáng - Đồ Chơi Cho Trẻ Sơ Sinh và 1 Tháng Tuổi
Tuổi: 0+ Tháng
1,390,000₫
1,740,000₫
-21%
Hộp Đồ Chơi Phối Hợp - Đồ Chơi Montessori Cho Bé 16-17 Tháng Tuổi
Tuổi: 16+ Tháng
1,390,000₫
1,750,000₫
-21%
Quả Bóng Len Cầu Vồng - Đồ Chơi Trí Tuệ Giúp Trẻ Phát Triển Toàn Diện
Tuổi: 4+ Tháng
79,000₫
100,000₫
-21%
Hộp Đồ Chơi Tập Trung - Đồ Chơi Thông Minh Cho Bé 18-19 Tháng Tuổi
Tuổi: 18+ Tháng
1,390,000₫
1,740,000₫
-21%
Hộp Đồ Chơi Thử Thách - Đồ Chơi Giáo Dục Cho Bé 20-21 Tháng Tuổi
Tuổi: 20+ Tháng
1,390,000₫
1,760,000₫
-22%
Hộp Đồ Chơi Độc Lập - Đồ Chơi Trí Tuệ Cho bé 22-23 Tháng Tuổi
Tuổi: 22+ Tháng
1,390,000₫
1,690,000₫
-18%
Bài viết khác:
- Mục Tiêu Phương Pháp Montessori Là Gì? Dạy Trẻ Thông Minh
- Tìm Hiểu Thông Tin Nổi Bật Về Phương Pháp Montessori
- Bố Mẹ Xem Ngay Phương Pháp Montessori Cho Trẻ 0 - 6 Tuổi
- 3 Cuốn Sách Nuôi Dạy Con Theo Phương Pháp Montessori Cực Hay
- Tips Dạy Toán Cho Trẻ Theo Phương Pháp Montessori
- Tổng Quan Thông Tin Về Các Góc Trong Lớp Học Montessori