Có Nên Áp Dụng Montessori Cho Trẻ Sơ Sinh? Cách Thực Hiện Như Thế Nào?


Có Nên Áp Dụng Montessori Cho Trẻ Sơ Sinh? Cách Thực Hiện Như Thế Nào?
Thứ Bảy, 25/02/2023 Đăng bởi: Kinderlove

“Con còn quá bé, giờ là lúc con chỉ cần ăn đủ cữ, ngủ đủ giấc là được, còn quá sớm để con có thể “học tập” hay “lĩnh hội” được bất kỳ điều gì”. Đó là quan điểm của rất nhiều bậc cha mẹ khi nói về việc áp dụng phương pháp Montessori cho trẻ sơ sinh. Do vậy, câu chuyện có nên áp dụng phương pháp giáo dục Montessori cho trẻ ở giai đoạn này trở thành nỗi băn khoăn của nhiều bậc phụ huynh.

Để giải quyết được nỗi băn khoăn này, chúng ta hãy cùng xét đến các lợi ích mà phương pháp giáo dục này mang lại cho trẻ ở giai đoạn sơ sinh.

Những lợi ích khi áp dụng Montessori cho trẻ sơ sinh

1.  “Hành trang” để trẻ bước vào cuộc sống

Thực chất, việc áp dụng phương pháp giáo dục Montessori cho trẻ sơ sinh không nhằm mục đích chuẩn bị cho việc học tập ở trường lớp, mà đơn giản đây là cách trang bị “hành trang” cho trẻ để bước vào cuộc sống. Montessori sẽ giúp trẻ trang bị những kỹ năng cơ bản nhất, phù hợp với giai đoạn đầu đời để đảm bảo rằng trẻ đang phát triển theo đúng tiến trình một cách tốt nhất.

Để làm được điều đó và hiểu hơn về phương pháp Montessori, cha mẹ cần phải gạt bỏ những quan điểm giáo dục cũ để tiếp nhận những phương pháp mới. Đây là phương pháp giáo dục sớm với triết lý tôn trọng trẻ, lấy trẻ làm trung tâm, hệ thống các hoạt động phù hợp theo tháng tuổi giúp kích thích vận động bản năng ở trẻ sơ sinh, rèn luyện tư duy độc lập.

2.  Áp dụng Montessori cho trẻ sơ sinh sẽ giúp trẻ trở nên nhạy bén hơn

Sự học hỏi của trẻ sơ sinh bắt đầu thông qua các giác quan. Trẻ có thể ngửi được mùi hương của mẹ, nghe thấy tiếng chim hót, nhìn thấy ánh sáng rực rỡ ban ngày, màu sắc của các vật dụng, cây cỏ hay mọi thứ xung quanh. Áp dụng phương pháp Montessori cho trẻ sơ sinh sẽ giúp quá trình xử lý thông tin của các giác quan này ở mức độ cao hơn, phát huy tối ưu khả năng của các giác quan giúp trẻ trở nên nhạy bén hơn.

Mặc dù trẻ sơ sinh là đối tượng vẫn phụ thuộc phần lớn vào sự chăm sóc của người lớn (ăn uống, vệ sinh,...), nhưng sự phát triển của những kỹ năng vận động (quan sát, lẫy, trườn, bò, đi lại,...) hay ngôn ngữ, cảm xúc (khóc, cười, nói) đều là do chúng tự thực hiện. Do vậy, việc áp dụng phương pháp giáo dục Montessori cho trẻ sơ sinh sẽ giúp các bé phát triển các kỹ năng tốt hơn, hoàn thiện hơn trong những tháng đầu đời.

Trẻ chơi đồ chơi giáo dục

3.  Hỗ trợ đắc lực cho cha mẹ trong giai đoạn trẻ sơ sinh

Áp dụng Montessori cho trẻ sơ sinh không chỉ mang lại lợi ích cho trẻ mà cha mẹ cũng được “hưởng lợi” nhờ phương pháp này. Bằng việc để con học hỏi, cha mẹ cũng giúp bản thân mình chủ động hơn trong quá trình kết nối và gia tăng tình cảm với bé.

Người thầy đầu tiên của con cái chính là cha mẹ, mỗi bậc cha mẹ đều đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển của con mình. Montessori là phương pháp giáo dục tôn trọng sự phát triển tự nhiên của trẻ, nhưng điều đó không có nghĩa là cha mẹ có thể “đứng ngoài cuộc”, để tự con trưởng thành. Các bậc phụ huynh cần phải trở thành người đồng hành, hỗ trợ con của mình chứ không nên ỷ lại vào bất kỳ phương pháp nào hay sự phát triển vốn có của trẻ.

Từ những lợi ích trên, có thể thấy rằng việc áp dụng Montessori cho trẻ sơ sinh là hoàn toàn cần thiết nếu như bố mẹ muốn xây dựng một sự khởi đầu vững chắc cho các mốc phát triển toàn diện của con sau này. 

Vậy áp dụng phương pháp Montessori cho trẻ sơ sinh bằng cách nào? Hãy cùng Kinderlove tìm hiểu trong phần tiếp theo của bài viết.

Cách áp dụng phương pháp Montessori cho trẻ sơ sinh

Như bạn đã biết, Montessori vốn là phương pháp giáo dục sớm áp dụng cho trẻ đặc biệt. Bởi vậy, phương pháp này có thể tiếp cận, kết nối với trẻ một cách tự nhiên nhất để giáo dục trẻ. Thực hành các hoạt động Montessori với trẻ sơ sinh bằng các cách đơn giản như sau:

1.  Để trẻ tự do di chuyển

Đối với trẻ sơ sinh, thay vì bế, ẵm hay bó hẹp con trong những chiếc xe đẩy, nôi cũi, ba mẹ nên tạo điều kiện để con có thể tự do di chuyển trong một không gian được thiết lập sẵn, rộng rãi và an toàn. Bởi đây chính là thời điểm thích hợp để con được vận động tay chân một cách thoải mái. Cha mẹ có thể ngồi bên cạnh quan sát các hành vi, cử động của trẻ.

Khi con lớn hơn một chút, bạn hãy để trẻ tự do hoạt động tay chân, vui đùa, di chuyển trong phòng. Điều này không chỉ giúp trẻ phát triển các kỹ năng vận động, thể chất mà còn giúp trẻ trở nên tự tin, hoạt bát hơn. Để đồng hành cùng con, cha mẹ hãy lựa chọn những bộ trang phục thoải mái, thấm hút mồ hôi tốt để giúp bé vận động tốt hơn.

2.  Tôn trọng trẻ

Trong phương pháp Montessori, việc tôn trọng trẻ là một trong những điều tối quan trọng. Điều đó thể hiện ở chỗ, mỗi lần cho bé ăn, thay tã, bỉm hay bất kỳ hành động nào cũng cần có sự “đồng ý” của trẻ. Chẳng hạn, trước khi thay tã cho bé, cha mẹ có thể đặt câu hỏi: “Mẹ thay tã cho con nhé?”. Mặc dù có thể bé chưa trả lời được, nhưng bé có thể hiểu được qua ngữ điệu trong câu nói của mẹ.

Dần dần, bé sẽ có thể “đáp lại” mẹ bằng cách mỉm cười hoặc vươn người. Việc thể hiện sự tôn trọng khi giao tiếp với trẻ sẽ tạo một sự kết nối bền chặt giữa cha mẹ và bé. Ngoài ra, cha mẹ hãy dành thời gian trò chuyện cùng con thật nhiều để góp phần giúp con hình thành vốn từ phong phú, nhất là trong giai đoạn trẻ bi bô tập nói.

3.  Gắn kết với trẻ thông qua việc chăm sóc

Việc chăm sóc trẻ sơ sinh chưa bao giờ là công việc dễ dàng. Tuy nhiên, theo Montessori, đây là khoảng thời gian lý tưởng để cha mẹ có thể gắn kết với bé thông qua việc chăm sóc. Khi trẻ lớn hơn, cha mẹ có thể tạo điều kiện để bé được tự lựa chọn, quyết định và tham gia vào những công việc mà con có thể làm được.

4.  Giúp trẻ tự lập

Trẻ tự lập

Nhiều cha mẹ cho rằng, tự lập là một việc quá lớn lao và khó khăn, vượt quá khả năng của trẻ sơ sinh. Nhưng trên thực tế, đối với trẻ sơ sinh, tự lập có thể chỉ là việc để trẻ tự nằm chơi trên nệm mà không cần bất kỳ ai bế ẵm. Lúc này, cha mẹ có thể để bé tự chơi một mình, thoải mái ngắm nhìn và khám phá mọi thứ xung quanh mà không cần phải tương tác, phân tán sự tập trung của bé. Đây chính là khoảng không gian riêng, thế giới riêng của trẻ.

Có những lúc bé hơi quấy khóc mà không phải do đói hoặc cần thay bỉm, cha mẹ đừng vội bế bé lên mà chỉ cần vỗ nhẹ, xoa lưng hoặc trò chuyện để bé có cảm giác an toàn. Chính điều này sẽ giúp bé hình thành tính tự lập và tăng khả năng kiểm soát cảm xúc về sau này cho bé.

5.  Học cách quan sát trẻ

Đây là nguyên tắc cơ bản khi áp dụng phương pháp Montessori cho trẻ sơ sinh. Mỗi một đứa trẻ khi sinh ra đều có một cách phát triển riêng, việc quan sát là cách duy nhất để bố mẹ có thể nắm bắt, thấu hiểu con, biết được con đang ở giai đoạn nào, con đang cần gì, con đã sẵn sàng để đón nhận những thử thách mới hay chưa,... Việc quan sát sẽ giúp bố mẹ biết nên làm gì tốt nhất để đồng hành cùng con trong quá trình phát triển.

Như vậy, qua bài viết trên đây, các bậc phụ huynh đã tích góp thêm những kiến thức hữu ích về việc áp dụng phương pháp Montessori cho trẻ sơ sinh. Hy vọng rằng với những chia sẻ trên, các bậc phụ huynh sẽ có những cái nhìn tổng quát và sâu sắc nhất về phương pháp giáo dục này để định hướng cũng như đồng hành với con được hiệu quả nhất.

Mọi thông tin liên hệ:

CÔNG TY TNHH KINDERLOVE

Viết bình luận:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: