-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Thứ Hai,
08/01/2024
Đăng bởi: KINDERLOVE
Ý thức tự chủ của bé
Từ hai tuổi trở đi, khi đã biết nói “con”, thì ý thức tự chủ, những biểu hiện cái tôi của bé bắt đầu phát triển sang một giai đoạn mới. Lúc này, bé không coi bản thân là một khách thể mà thực sự coi bản thân là một cá thể, những gì thuộc về bản thân cũng sẽ coi như “của con”. Tuy nhiên, hành vi của trẻ không liên quan gì đến tính ích kỷ.
Đầu tiên chúng ta cần hiểu rõ sự khác biệt giữa ích kỷ và cái tôi. Ích kỷ là khi phát sinh xung đột có liên quan đến lợi ích, thì sẽ lựa chọn cách làm tổn hại đến lợi ích của người khác để đảm bảo lợi ích của mình. Cái tôi là chỉ một người nhất mực để tâm lý, ý chí, nguyện vọng, tình cảm chi phối hành vi của mình, thực hiện theo kế hoạch của mình. Từ đó có thể thấy, hành vi không muốn chia sẻ những món đồ của bản thân ở trẻ không phải là ích kỷ, chỉ là một dấu hiệu cho thấy bé đang bắt đầu xây dựng cái tôi, đang hướng đến sự tự lập, xây dựng ý thức tự chủ.
Ý thức tự chủ của bé bắt đầu nảy sinh, luôn xem mình là trung tâm, bé cho rằng người khác không được động vào đồ đạc của mình. Phụ huynh cần hành động để giúp đỡ trẻ, cùng bé chia sẻ đồ ăn, gọi các bạn khác mang đồ chơi đến nhà mình cùng chơi với bé…
Thời kỳ đầu bé hình thành ý thức tự chủ, chắc chắn sẽ bắt đầu từ việc chiếm hữu tất cả những đồ vật có thể chạm đến. Trước tiên, bé sẽ xác nhận “của con” rồi từng bước xây dựng lên cái tôi vô hình từ cái “của con” cụ thể đến cái “của con” ý thức, sau sự chiếm hữu mãnh liệt, trong quá trình cất giữ đồ vật chiếm hữu đã tăng cường khái niệm “của con” ở bé.
Phần lớn các bậc phụ huynh đều mong muốn con mình học được cách chia sẻ, nhưng trong thời kỳ nhạy cảm hình thành ý thức tự chủ của bé, cha mẹ không nên bắt ép. Nếu cha mẹ ép phải chia sẻ với người khác, sẽ khiến trẻ cảm thấy thiếu an toàn nghiêm trọng. Dưới sự ảnh hưởng của cảm giác không an toàn này, ý thức cái tôi của trẻ không chỉ không được phát triển đầy đủ mà còn cản trở sự phát triển nhân cách của trẻ. Nếu một người mà quyền lợi thường xuyên bị người khác xâm phạm, thì liệu có thể xây dựng nên một nội tâm lành mạnh hay không?
Một số cột mốc quan trọng trẻ đang xây dựng ý thức tự chủ
Mặc dù về cơ bản, khoảng thời gian nhạy cảm của trẻ là tương đối giống nhau, những đối với mỗi đứa trẻ cụ thể thì thời điểm bắt đầu bước vào giai đoạn này là khác nhau. Do đó, phụ huynh cần quan sát biểu hiện của trẻ, kịp thời phát hiện ra những yếu tố nhạy cảm của các bé. Có như vậy, các bậc cha mẹ sẽ có thể bình tĩnh, chủ động, khéo léo xử lý các nhu cầu bùng phát trong thời kỳ nhạy cảm xây dựng ý thức tự chủ của bé.
Nhà giáo dục Montessori đã phát biểu: Trẻ sơ sinh một khi thoát khỏi cơ thể mẹ, sẽ giống như một mũi tên đã bắn đi, lao đi rất nhanh theo hướng phát triển độc lập. Trong quá trình phát triển này, trẻ sẽ liên tục khắc phục những trở lực, cố gắng hoàn thiện bản thân, bởi vì trong cơ thể của trẻ tồn tại một sức mạnh khổng lồ: “Hành động mang tính mục đích”. Sức mạnh này sẽ được duy trì và phát huy, là bản năng của sinh mệnh, là nguồn gốc sự thành tài của trẻ. Nếu sự phát triển này không gặp phải bất cứ cản trở nào, ở trẻ sẽ hiện rõ một “niềm vui với cuộc sống”, chúng sẽ tràn trề sức sống, sẽ trưởng thành vui vẻ và lành mạnh”.
Chính vì vậy, chỉ cần hiểu được thời kỳ nhạy cảm về phát triển xây dựng ý thức tự chủ của trẻ, cha mẹ sẽ vui vẻ và nhẹ nhàng đối phó với các vấn đề của con, đồng thời các bé cũng cảm nhận niềm vui và phát triển lành mạnh. Dưới đây là một số cột mốc cho thấy trẻ đang xây dựng ý thức tự chủ, phát triển thành một cá thể độc lập:
- Khi cắt rốn cho bé có nghĩa là bé đã không còn dựa dẫm vào cơ thể mẹ nữa mà có thể độc lập sinh tồn.
- Bé 6 tháng tuổi bước vào thời kỳ ăn dặm, bắt đầu những bước đầu tiên trên con đường tự lập, có thể hấp thu dinh dưỡng các thực phẩm từ thiên nhiên, không còn dựa vào nguồn sữa mẹ để sinh tồn.
- Khi bé bắt đầu nói chuyện và có thể biểu đạt được yêu cầu của mình mà không cần dựa dẫm vào người khác. Xét từ khía cạnh nào đó, bé đã trở thành một thành viên của nhân loại. Bé nắm được ngôn ngữ, bắt đầu giao lưu xã hội, đây là một bước nhảy vọt độc lập.
- Bé 1 tuổi trở lên bắt đầu biết đi, đây có thể coi là sự ra đời lần thứ hai của bé. Bé không cần phải dựa dẫm vào bất cứ ai mà vẫn có thể đến được bất cứ nơi nào mình muốn.
- Bé 2 tuổi trở lên dần dần thoát ly khỏi sự lệ thuộc vào người lớn, yêu cầu có sự độc lập về tinh thần, bé bắt đầu xem bản thân là trung tâm, muốn phân tách bản thân mình với người khác về mặt ý chí, việc gì cũng muốn tự mình làm, cố ý nói “Không” để thể hiện sự phản kháng. Thực ra trong giai đoạn này, từ “Không” là tuyên ngôn độc lập đầu tiên trong cuộc đời bé.
- Từ đó có thể thấy, dưới tác động của tự nhiên, bé đang liên tục hình thành cái tôi, hướng đến con đường bản thân muốn đi. Trong quá trình giao lưu, thỏa mãn, tương hỗ…bé sẽ nảy sinh cảm giác tin tưởng và dựa dẫm vào môi trường và những người xung quanh, sự hài lòng sẽ khiến bé trở nên hiền hòa, chăm chú. Khi bé hình thành nên ý chí tốt đẹp trong quá trình xây dựng ý thức tự chủ, sự độc lập của bé cũng được nâng lên một tầm cao mới. Sự độc lập này sẽ khiến cho bé biết dùng con mắt của mình để tìm hiểu và nhận thức thế giới, hòa nhập và thích nghi với xã hội.
Xây dựng ý thức tự chủ sẽ là bước đầu tiên để phát triển tính xã hội của bé. Các bé sẽ đi từ cái tôi của mình đến người khác, từ người khác đến xã hội: Trước tiên là nhận thức cái tôi, tìm hiểu người khác; sau đó tìm hiểu xã hội, nhận thức xã hội; cuối cùng mới là sống và phát triển trong xã hội. Sự phát triển tính xã hội là con đường bé bắt buộc phải vượt qua để trở thành người trưởng thành. Phụ huynh với tư cách là những người thầy đầu tiên của bé, hãy nắm bắt thời kì xây dựng ý thức tự chủ của trẻ để dẫn dắt, hỗ trợ cho trẻ để hình thành nên một nhân cách tốt đẹp khi ra ngoài xã hội.
Mọi thông tin liên hệ:
CÔNG TY TNHH KINDERLOVE
Website: https://kinderlove.vn
Zalo: 0334549012
Email: hello@kinderlove.vn
Bài viết khác:
- 8 Phương Pháp Dạy Con Thông Minh Sớm Mà Ba Mẹ Cần Biết
- Chậm nói ở trẻ nhỏ: Nguyên nhân do đâu và cách khắc phục
- Giáo Dục Sớm Là Thế Nào? Ưu Nhược Điểm Bố Mẹ Nên Biết
- Tổng Hợp Các Phương Pháp Giáo Dục Sớm Cho Trẻ Hay Nhất
- Dạy Con Thông Minh Sớm - Phương Pháp Siêu Hay Cho Bố Mẹ
- Giáo Dục Sớm Cho Trẻ - Liệu Có Nên Hay Không?