-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Thứ Hai,
08/01/2024
Đăng bởi: KINDERLOVE
Phát triển khả năng ngôn ngữ cho trẻ tốt nhất vào giai đoạn ngay từ khi sinh ra. Sau khi chào đời, trẻ đã cần phải làm quen với khả năng sử dụng thị giác và thính giác để phát triển ngôn ngữ. Để trẻ có thể sử dụng ngôn ngữ tốt, trẻ cần học cách quan sát thế giới xung quanh, tiếp nhận và xử lý thông tin rồi mới có thể chuyển đổi nội dung đó qua ngôn từ.
Sách tranh là phương tiện hiệu quả để truyền tải những hoàn cảnh, thông tin mà trẻ chưa có cơ hội tiếp xúc trực tiếp. Trẻ sẽ quan sát những hình ảnh sinh động phù hợp với mỗi giai đoạn để phát huy trí tưởng tượng, tích lũy vốn sống. Sau quá trình trải nghiệm sách tranh một thời gian dài, trẻ sẽ chuyển đổi những thông tin đó thành lời nói nếu sự hướng dẫn của cha mẹ đạt hiệu quả.
Phát triển khả năng ngôn ngữ cho trẻ bằng lợi ích từ hoạt động với sách tranh
Kích thích thị giác, tiếp nhận thêm thông tin
Trong những tháng đầu tiên, trẻ chỉ có thể nhìn thấy trong cự ly 20-30cm. Thậm chí hình ảnh mà trẻ quan sát được cũng không thực sự rõ nét. Khả năng phân biệt màu sách của trẻ cũng chưa tốt nên trẻ sẽ thích những bức tranh có màu sắc đen trắng tương phản.
Từ hai tháng tuổi trở lên, cha mẹ có thể cho con tiếp xúc với sách tranh nhiều màu sắc hơn để kích thích thị giác phát triển. Trẻ sớm tiếp xúc với màu sắc giúp gia tăng khả năng ghi nhớ màu, nhận biết màu và kích thích óc sáng tạo.
Tăng vốn từ, kích thích khả năng sáng tạo
Bên cạnh đó, sự tương tác cùng cha mẹ là yếu tố quan trọng giúp trẻ phát triển khả năng ngôn ngữ cho trẻ. Cha mẹ có thể giới thiệu sách tranh cho trẻ ngay từ khi mới sinh. Theo các giai đoạn phát triển của trẻ, cha mẹ đều có thể lựa chọn những loại sách tranh phù hợp để hỗ trợ con phát huy trí tưởng tượng sáng tạo, tích luỹ vốn từ.
Trẻ nhỏ học hỏi về thế giới xung quanh thông qua sự quan sát và trải nghiệm thực tế. Tuy nhiên, không phải lúc nào cha mẹ cũng có thể đáp ứng được ngay những bối cảnh mới mẻ cho con trải nghiệm. Nếu gia đình sinh sống ở thành phố, trẻ sẽ không dễ dàng chứng kiến được môi trường một nông trại. Những em bé ở vùng cao không phải bất cứ lúc nào cũng có cơ hội được ngắm biển. Tranh ảnh trong sách sẽ là phương tiện cung cấp những thông tin đó đến với trẻ.
Xem thêm: Dạy Trẻ Tập Nói - Hãy Nói Về Mọi Thứ Ngay Cả Khi Con Chưa Biết Nói
Giúp trẻ cảm thấy tình yêu thương
Thông qua hoạt động tương tác với cha mẹ khi đọc sách tranh, trẻ sẽ cảm nhận được sự vui vẻ, quan tâm của cha mẹ dành cho mình. Giữa cha mẹ và con cái luôn tồn tại sợi dây kết nối tình cảm. Thế nhưng, nếu cha mẹ không chú tâm đến việc dành thời gian để chơi cùng con, hướng dẫn con tìm hiểu những điều mới lạ, tình cảm đó sẽ trở nên xa cách hơn.
Khi em bé cảm thấy đủ tình yêu thương, sự hoạt bát và tự tin nội tại của trẻ sẽ được khơi dậy. Sự phát triển khả năng ngôn ngữ cũng theo đó được cải thiện hơn.
Giáo dục trẻ hiệu quả
Việc đọc sách từ giai đoạn sớm không chỉ giúp trẻ tích luỹ vốn từ vựng phong phú mà còn tạo dựng tiền đề cho kỹ năng đọc viết trong tương lai. Trẻ được đọc sách hàng ngày như một thói quen sẽ dần ghi nhớ thụ động các câu chữ mà mình được nghe. Lúc đầu có thể cha mẹ sẽ cho rằng con không biết gì cả. Nhưng đến một ngày cha mẹ sẽ bất ngờ khi thấy trẻ cầm cuốn truyện tranh đọc vanh vách không sai một chữ, dù con chưa từng học chữ.
Cách thức ghi nhớ của trẻ không giống người lớn, trẻ không cần dựa vào việc đọc hiểu để nhớ. Bộ não của trẻ hoạt động như một chiếc “máy ảnh”. Bởi vậy, trên một trang sách tranh quen thuộc, con sẽ ghi nhớ cả tranh và mặt chữ như thể những hình ảnh đi kèm với lời kể của cha mẹ.
Bên cạnh đó, những thông điệp ý nghĩa được truyền tải trong sách tranh cũng góp phần trong việc giáo dục nhân cách và lối sống cho trẻ. Ngôn ngữ diễn đạt trong đó cũng được trẻ sử dụng như những lý lẽ của riêng mình. Với trẻ nhỏ, những lý luận mà con đưa ra trong mỗi tình huống diễn ra hàng ngày xung quanh cuộc sống là dẫn chứng cho sự phát triển khả năng ngôn ngữ nhờ các thông điệp. Thông điệp có thể đến từ cha mẹ, cô giáo với phương tiện là những câu chuyện trong sách tranh của con.
Giúp trẻ hiểu và kiểm soát cảm xúc
Thực hiện hoạt động đọc sách hàng ngày giúp trẻ phát triển trí thông minh cảm xúc, khả năng biểu đạt suy nghĩ qua lời nói. Sự phát triển khả năng ngôn ngữ của trẻ có liên quan mật thiết đến kỹ năng giao tiếp khi trẻ lớn lên. Thông qua nội dung mà cha mẹ hướng dẫn, trẻ sẽ được dạy về những cảm xúc khác nhau cũng như cách xử lý với chúng.
Cha mẹ có thể thấy giai đoạn khủng hoảng lên hai, lên ba của trẻ thường diễn ra rất dữ dội với sự cáu kỉnh, tức giận hoặc nhạy cảm đến cực điểm. Đó là dấu hiệu của việc trẻ cần học cách kiểm soát cảm xúc và nhận biết mỗi loại cảm xúc của bản thân. Nếu cha mẹ hướng dẫn con một cách đúng đắn, giai đoạn này sẽ được khắc phục với kết quả tích cực.
Một gợi ý mà bất cứ chuyên gia tâm lý trẻ em hoặc giáo viên mầm non nào dành cho phụ huynh có trẻ bước vào thời kỳ khủng hoảng là đọc truyện tranh. Trẻ sẽ tăng khả năng tập trung, quan dần với sự kiên nhẫn và được nghe cha mẹ trò chuyện, chia sẻ. Trẻ sẽ học được cách gọi tên cảm xúc của mình, cũng như dần biết cách để bình tĩnh lại mỗi khi bực bội hay lo sợ.
Rời xa các thiết bị điện tử
Cuộc sống hiện đại ngày nay khiến cho cha mẹ dường như luôn trong trạng thái bận rộn. Các thiết bị điện tử được đem ra làm phương tiện dỗ dành trẻ, thậm chí lạm dụng đến mức khiến trẻ chậm nói hoặc tự kỷ.
Việc thay thế các thiết bị điện tử bằng sách tranh giúp cho trẻ có khoảng thời gian tĩnh lặng tự mình khám phá những điều mới lạ. Cha mẹ vẫn có thể yên tâm nếu tạm thời chưa thể dành thời gian cho con, con vẫn có thể hoạt động một cách độc lập mà an toàn. Tất nhiên rằng cha mẹ cần lưu ý lựa chọn sách tranh có thiết kế và nội dung khiến con đủ hứng thú.
Có thể bạn quan tâm: Ảnh hưởng của việc sử dụng thiết bị điện tử đến trẻ
Kỹ năng của cha mẹ trong hoạt động tương tác với con bằng sách tranh
Trong ảnh: Bộ sách tranh song ngữ Việt-Anh của Kinderlove
Dù hoạt động đọc sách tranh thực sự có tác động tích cực đến phát triển khả năng ngôn ngữ cho trẻ. Thế nhưng, hoạt động chỉ đạt được kết quả tốt nhất thông qua việc cha mẹ biết cách lựa chọn loại sách phù hợp từng giai đoạn của trẻ.
Trẻ sẽ sử dụng khả năng quan sát và lắng nghe của mình để phát triển ngôn ngữ. Đây là quá trình thực hành lâu dài chứ không thể cho cha mẹ thấy kết quả chỉ với thời gian ngắn. Sự kiên trì và nhẫn nại của cha mẹ sẽ mang lại cho trẻ những điều tốt đẹp. Nếu cha mẹ bỏ cuộc hoặc thực hiện hoạt động không đều đặn tức là cha mẹ đã từ chối trao cơ hội cho con.
Cha mẹ cần lựa chọn sách tranh phù hợp theo từng giai đoạn
Trẻ sơ sinh cần hoàn thiện chức năng thị giác, trẻ sẽ phù hợp với tranh ảnh có sắc đen trắng tương phản. Từ tháng thứ hai trở đi, trẻ có thể làm quen với sách tranh có nhiều màu sắc hơn. Với những tháng đầu đời, cha mẹ hãy tập trung vào những sách có nội dung các con vật, đồ vật đơn giản và dạy cho trẻ tên gọi của chúng.
Khi trẻ có thể tự mình ngồi vững, trẻ sẽ muốn tự mình cầm sách, sờ nắm, lật mở. Lúc này, những cuốn sách làm từ bìa cứng sẽ hỗ trợ con dễ dàng thao tác hơn so với sách giấy mỏng. Trẻ được tự mình vận động ngón tay để kiểm soát đồ vật theo ý muốn, tự mình phát triển tư duy thông qua kết hợp các giác quan. Nếu cha mẹ tương tác với trẻ, nội dung lúc này đã trở nên phong phú hơn khi đối tượng trong sách tranh đi kèm với sự mô tả hoạt động, đặc điểm, tính chất. Ví dụ: con mèo kêu meo meo, hình tam giác màu xanh, em bé đang khóc nhè…
Cha mẹ cũng có thể lựa chọn những cuốn sách tranh phát triển trí thông minh cảm xúc cho trẻ từ một tuổi. Trong quá trình đọc sách cùng con, cha mẹ hãy diễn tả những biểu cảm có trong đó để cùng trẻ tạo ra hoạt động thú vị. Hơn nữa, trẻ học được nhiều hơn từ những quan sát thực tế. Trẻ được quan sát tranh và sự diễn tả thực tế của cha mẹ, con sẽ nhanh chóng ghi nhớ những thông tin đó.
Cha mẹ cân nhắc sử dụng ngôn từ và thái độ giao tiếp hiệu quả
Cách sử dụng ngôn ngữ của cha mẹ khi thực hiện hoạt động tương tác với trẻ cần rõ ràng và từ tốn. Cha mẹ hãy quan sát biểu hiện của con trong quá trình đó, chậm lại khi trẻ cảm thấy hứng thú bởi con đang tập trung chú ý và yêu thích nội dung đó. Sự yêu thích của trẻ là yếu tố giúp cho trẻ tăng khả năng ghi nhớ ngôn từ.
Thời điểm cha mẹ thấy con mình mấp máy miệng bắt chước lại thì đó là lúc trẻ muốn học nói. Cha mẹ hãy cho con cơ hội được nói, đừng chỉ kể chuyện cho con nghe như trước. Lúc này sự tương tác từ hai phía sẽ trở nên rõ ràng hơn. Trẻ cũng bắt đầu có đủ khả năng để lắng nghe nội dung có cốt truyện trong sách tranh.
Thói quen đọc sách được xây dựng từ hoạt động với sách tranh
Hoạt động với sách tranh là một trong những hoạt động hiệu quả nhất giúp phát triển khả năng ngôn ngữ cho trẻ. Khi trẻ thường xuyên được xem sách tranh, lâu ngày trẻ sẽ hình thành thói quen đọc sách. Ở mỗi độ tuổi, sự yêu thích của trẻ sẽ thay đổi với những nội dung khác nhau, nhưng niềm yêu thích đọc sẽ không đổi. Ngoài sự phát triển khả năng ngôn ngữ, trẻ sẽ nâng cao khả năng giao tiếp và tự tin hơn trong cuộc sống.
Thói quen đọc sách là một thói quen tốt. Hầu hết những người thành đạt hoặc tài giỏi trong cuộc sống đều mang trong mình thói quen này. Không chỉ cung cấp kiến thức mà đọc sách còn rèn luyện cho trẻ sự kiên nhẫn và điềm tĩnh. Cha mẹ gieo trồng những hạt giống thói quen tốt trong những năm tháng đầu đời sẽ tạo ra những quả ngọt của thói quen tốt trong tương lai.
Mọi thông tin liên hệ:
CÔNG TY TNHH KINDERLOVE
Website: https://kinderlove.vn
Zalo: 0334549012
Email: hello@kinderlove.vn
Bài viết khác:
- 8 Phương Pháp Dạy Con Thông Minh Sớm Mà Ba Mẹ Cần Biết
- Chậm nói ở trẻ nhỏ: Nguyên nhân do đâu và cách khắc phục
- Giáo Dục Sớm Là Thế Nào? Ưu Nhược Điểm Bố Mẹ Nên Biết
- Tổng Hợp Các Phương Pháp Giáo Dục Sớm Cho Trẻ Hay Nhất
- Dạy Con Thông Minh Sớm - Phương Pháp Siêu Hay Cho Bố Mẹ
- Giáo Dục Sớm Cho Trẻ - Liệu Có Nên Hay Không?