-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Thứ Hai,
08/01/2024
Đăng bởi: KINDERLOVE
Nhiều người cho rằng sáng tạo là một khả năng thiên bẩm. Tuy nhiên trên thực tế, các nhà tâm lý học đã nhận định rằng tư duy sáng tạo là một kỹ năng mà bất kỳ đứa trẻ nào cũng có thể có được nếu như được trải qua quá trình luyện tập. Do đó, cha mẹ hoàn toàn có thể giúp con phát triển khả năng tự do sáng tạo ngay từ khi còn nhỏ.
Trong bài viết này, Kinderlove sẽ giúp các bậc cha mẹ tìm hiểu rõ hơn về kỹ năng này, đồng thời biết được các cách giúp trẻ khơi dậy mong muốn tự do sáng tạo, tạo tiền đề cho sự phát triển vượt bậc của trẻ sau này.
Khái niệm tự do sáng tạo
Tự do sáng tạo được hiểu là hoạt động nhằm tạo ra những giá trị tinh thần hay vật chất, khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề một cách mới mẻ và hiệu quả. Sự sáng tạo thường được thể hiện trong tất cả các lĩnh vực, mọi độ tuổi, đặc biệt là ở trẻ nhỏ.
Đối với các bé, tự do sáng tạo có thể được thể hiện trong những câu chuyện trong trí tưởng tượng, cách trẻ mô phỏng những sự vật, hiện tượng khác. Không chỉ vậy, sự sáng tạo trong cách chơi với những món đồ chơi quen thuộc hay chỉ là những suy nghĩ, câu nói hồn nhiên, bay bổng mà chúng nói hàng ngày. Tất cả những điều đó đều xuất phát từ cảm xúc vô tư và khả năng liên tưởng độc đáo của trẻ.
Tự do sáng tạo quan trọng với trẻ như thế nào?
Những đứa trẻ có tư duy tự do sáng tạo sẽ trở thành những người có khả năng giải quyết vấn đề linh hoạt, hiệu quả hơn trong tương lai. Điều này sẽ giúp chúng thích ứng tốt hơn với những biến đổi trong cuộc sống và tạo dựng được nhiều cơ hội phát triển cho bản thân.
Chính vì vậy, việc các bậc cha mẹ giúp trẻ rèn luyện sự phát triển tư duy tự do sáng tạo là vô cùng quan trọng. Hơn nữa, quá trình này càng hiệu quả hơn khi bé được hỗ trợ từ thủa nhỏ. Bởi tiềm ẩn trong mỗi đứa trẻ đều sẵn có những khả năng tư duy và thế mạnh riêng, để trẻ có thể khám phá cũng như phát huy được hết những lợi thế đó thì sự đồng hành của cha mẹ là cần thiết.
Vậy để làm được điều này, bố mẹ hãy tìm hiểu những cách khơi dậy sự tự do sáng tạo của trẻ dưới đây để có thể đồng hành cùng con tốt nhất.
Các cách khơi dậy sự tự do sáng tạo của trẻ
1. Đọc sách cùng trẻ
Đọc sách là một thói quen tốt và cần thiết với tất cả mọi người, đặc biệt là trẻ em. Thay vì xem phim, bố mẹ hãy cho trẻ làm quen và hình thành thói quen đọc sách ngay từ nhỏ. Những cuốn sách là một cách giúp trẻ khơi dậy tư duy tự do sáng tạo, trí tưởng tượng tuyệt vời mà những bộ phim, điện thoại, máy tính không thể có được.
Nếu trẻ còn quá nhỏ và chưa biết đọc, cha mẹ có thể giúp trẻ làm quen với sách thông qua việc đọc sách hoặc truyện cho bé nghe mỗi ngày. Đó là cách giúp trẻ tăng khả năng tư duy, trí tưởng tượng và mở rộng thêm thế giới quan của mình. Tuy nhiên, thời gian đầu làm quen, cha mẹ nên bắt đầu với những cuốn sách ít chữ, nhiều hình ảnh sinh động, hài hước, đáng yêu để tạo sự hứng thú cho con. Đồng thời, việc này giúp con làm quen dần với những con chữ cũng như tư duy tưởng tượng.
2. Cùng trẻ vẽ tranh
Vẽ tranh là một trong những hoạt động điển hình thể hiện tư duy tự do sáng tạo. Trí tưởng tượng, những suy nghĩ của trẻ về thế giới quan xung quanh sẽ được thể hiện rõ nét thông qua các bức vẽ của trẻ.
Để đồng hành cùng trẻ, bố mẹ hãy đưa cho trẻ các loại giấy, bút có màu sắc sặc sỡ, sinh động và khuyến khích trẻ thể hiện sự quan sát của mình thông qua các bức tranh.
3. Cho trẻ chơi tạo hình bằng đất nặn
Tương tự như vẽ tranh, các sản phẩm tạo hình bằng đất nặn cũng thể hiện khả năng quan sát và truyền tải của trẻ mô tả về sự vật, hiện tượng xung quanh. Không chỉ giúp kích thích khả năng sáng tạo, trò chơi này còn giúp trẻ rèn luyện sự linh hoạt, khéo léo cho đôi tay. Sự đàn hồi cùng những màu sắc đa dạng của những khối đất nặn sẽ khiến trẻ cảm thấy vô cùng thích thú, đồng thời cho phép trẻ thỏa sức sáng tạo theo trí tưởng tượng của mình.
4. Lắng nghe và thường xuyên trò chuyện với trẻ
Để có thể thúc đẩy tư duy tự do sáng tạo của trẻ, cha mẹ cần phải thường xuyên trò chuyện, đặt ra những câu hỏi và lắng nghe những suy nghĩ, cảm nhận riêng của trẻ. Nội dung xoay quanh những câu chuyện, các hoạt động, sự vật, sự việc diễn ra xung quanh cuộc sống của trẻ.
Thủa thơ bé là quãng thời gian trẻ thấy tò mò về mọi thứ, việc cha mẹ thường xuyên trò chuyện cùng trẻ cũng giúp trẻ có nhiều cơ hội tìm hiểu về thế giới xung quanh. Quá trình đối thoại, đặt vấn đề và giải đáp là cha mẹ đã giúp trẻ có cơ hội được hiểu biết, được tư duy và nâng cao khả năng sáng tạo của trẻ.
Trong ảnh: Hộp rút khăn vải trong Hộp đồ chơi Cảm Nhận của Kinderlove cho bé 4-5 tháng tuổi
5. Cho trẻ tham quan, khám phá nhiều địa điểm mới
Người xưa có câu: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”.Trẻ càng được đi khám phá nhiều địa điểm mới, tiếp xúc với con người, sự vật, hiện tượng mới thì trí tưởng tượng của trẻ càng phong phú hơn. Mở rộng tầm nhìn, nhận thức là cách giúp trẻ phát triển tư duy sáng tạo một cách hiệu quả.
Không chỉ thế, việc đi đến nhiều nơi, gặp gỡ nhiều người cũng giúp trẻ hình thành khả năng thích ứng với môi trường mới. Điều này sẽ cực kỳ hữu ích với trẻ trong tương lai khi hòa nhập trong môi trường học tập cũng như khi trưởng thành.
6. Khuyến khích trẻ theo học các môn năng khiếu khác
Bên cạnh hội họa, âm nhạc, chơi các loại cờ hay các môn thể thao cũng là những môn học có thể giúp trẻ bớt cảm thấy nhàm chán trong việc học các con số và chữ cái cứng nhắc. Các môn học này sẽ vừa giúp trẻ được thư giãn, giải trí, vừa góp phần quan trọng trong sự phát triển tư duy tự do sáng tạo của trẻ.
7. Cho trẻ chơi các đồ chơi kích thích tư duy sáng tạo
Thay vì các món đồ chơi giải trí thông thường, cha mẹ nên cho con chơi các món đồ chơi thông minh để con có thể “chơi mà học”. Điển hình như các hộp đồ chơi phát triển trí tuệ của Kinderlove, các bộ đồ chơi được phân loại để phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ theo tháng tuổi. Đây cũng là xu hướng lựa chọn đồ chơi cho trẻ của nhiều bậc cha mẹ những năm gần đây, điều này góp phần tạo nền tảng cơ bản cho sự phát triển toàn diện của con cái.
Những hộp đồ chơi đa dạng, nhiều màu sắc sẽ thu hút sự chú ý, tạo nguồn cảm hứng cho trẻ, rèn luyện nhiều kỹ năng cả về tư duy lẫn vận động. Đồng thời, chỉ từ những món đồ chơi đơn giản đó, trẻ có thể tha hồ sáng tạo ra nhiều cách để chơi với chúng. Điều này cũng giúp thúc đẩy khả năng tự do sáng tạo của trẻ hiệu quả.
Trong ảnh: Hộp đồ chơi Xem Xét của Kinderlove cho trẻ 6-7 tháng
8. Dành tặng những lời khen ngợi cho sự sáng tạo của trẻ
Trẻ con hay người lớn cũng vậy, đều rất thích được khen ngợi. Chính vì vậy, cha mẹ đừng quên dành những lời khen ngợi, động viên khi con sáng tạo ra một điều gì đó ngay cả khi đó có thể là điều hơi phi thực tế. Việc làm này sẽ giúp con có thêm động lực để tiếp tục sáng tạo, đổi mới, từ đó giúp khơi dậy mong muốn tự do sáng tạo đang tiềm ẩn trong trẻ.
Trên đây là những cách mà cha mẹ có thể đồng hành và giúp con phát triển tư duy tự do sáng tạo của mình một cách tốt nhất. Để con có sự phát triển toàn diện, vượt trội hơn trong tương lai, bố mẹ đừng quên bỏ túi ngay các tips nhỏ này nhé!
Mọi thông tin liên hệ:
CÔNG TY TNHH KINDERLOVE
Website: https://kinderlove.vn
Zalo: 0334549012
Email: hello@kinderlove.vn
Bài viết khác:
- 8 Phương Pháp Dạy Con Thông Minh Sớm Mà Ba Mẹ Cần Biết
- Chậm nói ở trẻ nhỏ: Nguyên nhân do đâu và cách khắc phục
- Giáo Dục Sớm Là Thế Nào? Ưu Nhược Điểm Bố Mẹ Nên Biết
- Tổng Hợp Các Phương Pháp Giáo Dục Sớm Cho Trẻ Hay Nhất
- Dạy Con Thông Minh Sớm - Phương Pháp Siêu Hay Cho Bố Mẹ
- Giáo Dục Sớm Cho Trẻ - Liệu Có Nên Hay Không?