Dạy Trẻ Tập Nói - Hãy Nói Về Mọi Thứ Ngay Cả Khi Con Chưa Biết Nói


Dạy Trẻ Tập Nói - Hãy Nói Về Mọi Thứ Ngay Cả Khi Con Chưa Biết Nói
Thứ Hai, 08/01/2024 Đăng bởi: KINDERLOVE

Cha mẹ thường mong mỏi có một ngày con có thể chủ động gọi mình, giao tiếp với mình. Thế nhưng, thực tế lại ngược lại, cha mẹ cần giao tiếp với con trẻ trước nếu như muốn trẻ phát triển kỹ năng ngôn ngữ tốt.

Trẻ tập nói và những hiểu lầm thường gặp

Sách đen trắng - Đồ chơi giáo dục Kinderlove

Trong ảnh: Sách gỗ đen trắng trong hộp đồ chơi Ánh Sáng của Kinderlove

  • Trẻ biết đi sớm thì tập nói chậm

Cách nói khác của quan niệm này là trẻ có một năng khiếu đặc biệt nào đó thì trẻ sẽ chậm nói. Điều này không dựa trên căn cứ khoa học nào mà hoàn toàn chỉ là truyền miệng. Trên thực tế, những trường hợp trẻ nhanh biết đi là do được gia đình tạo điều kiện cho trẻ tự do vận động thay vì bế ẵm, ôm ấp. Thế nhưng khi trẻ được chơi tự lập quá nhiều mà quên đi việc trò chuyện tương tác cùng người thân, khả năng ngôn ngữ của trẻ sẽ trở nên hạn chế.

Cha mẹ nên cân bằng giữa các hoạt động chơi tự do, chơi độc lập của con với các hoạt động cần sự tương tác để con có cơ hội được phát triển đồng đều. Trẻ tập nói sẽ ghi nhớ những điều cha mẹ nói trước khi tự mình phát âm.

  • Trẻ chậm nói cần trị liệu cơ miệng

Trong tiến trình phát triển ngôn ngữ cho trẻ, trẻ cần hiểu ngôn ngữ trước rồi mới có thể diễn đạt qua lời nói. Phụ huynh thường không để ý đến điều này và cho rằng trẻ chậm nói do có vấn đề về cơ miệng. Trên thực tế, quá trình tiếp nhận ngôn ngữ của trẻ bắt đầu từ rất sớm, nếu lượng ngôn từ con nhận được từ trước đó càng ít thì vốn từ của con càng bị thu hẹp. Từ đó, con sẽ bị giới hạn khả năng diễn đạt bằng ngôn ngữ hơn.

Thay vì trị liệu cơ miệng, cha mẹ nên cho con có cơ hội tương tác với cha mẹ nhiều hơn. Đồng thời, cách trao đổi của cha mẹ cũng cần cung cấp cho con nhiều thông tin phong phú hơn so với việc chỉ vật đọc tên và yêu cầu con nhắc lại. 

  • Trẻ cần điều chỉnh thắng lưỡi để tập nói tốt

Thắng lưỡi là màng mỏng dưới lưỡi của trẻ. Thắng lưỡi ngắn là khi lớp màng này bám từ gốc lưỡi lên gần phía đầu lưỡi khiến cho sự vận động của lưỡi bị hạn chế. Thực tế, dị tật này chỉ xuất hiện ở số ít trẻ và sẽ biến mất dần theo quá trình phát triển của trẻ. Trừ trường hợp trẻ gặp khó khăn khi bú mẹ, ngoài ra trẻ không cần phải can thiệp cắt thắng lưỡi khi còn nhỏ. 

Hiện tượng nói ngọng hoặc phát âm chưa rõ là hiện tượng bình thường ở trẻ tập nói. Cha mẹ cần cho trẻ thời gian để luyện tập trước khi khẳng định hiện tượng đó là do tật thắng lưỡi. Cha mẹ nên tham khảo ý kiến chuyên gia ngôn ngữ trẻ em trước khi quyết định cắt thắng lưỡi cho con.

  • Trẻ cần xem thiết bị điện tử để nhanh biết nói

Có một số cha mẹ cho rằng con có thể xem nhiều chương trình trên thiết bị điện tử để học nói. Việc đó tương tự như trẻ lớn học tiếng Anh, chỉ cần nghe nhiều là được. Nhưng sự thật lại khác hoàn toàn. Trẻ lớn đã có nền tảng về đọc hiểu, nghe hiểu. Trẻ lớn cũng có thể chủ động ghi nhớ trong quá trình học. Còn trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ lại khác hoàn toàn, lứa tuổi này không tồn tại sự hiểu biết bất cứ khái niệm nào. Bởi vậy, trẻ học ngôn ngữ thông qua tương tác với cha mẹ, quan sát biểu cảm và ngôn ngữ cơ thể.

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ sẽ ghi nhớ tốt hơn khi cha mẹ trao đổi bằng nhiều từ ngữ miêu tả, biểu cảm phong phú. Cha mẹ nên tìm những hoạt động phong phú để chơi cùng con, đọc sách cùng con hoặc hát cùng con cũng giúp cho các hoạt động tương tác thêm thú vị.

  • Trẻ không nói nhưng vẫn nghe được

Trẻ chậm nói đều cần được sàng lọc thính lực. Mặc dù trẻ có thể được sàng lọc thính lực ngay từ khi sơ sinh, nhưng nếu trẻ mắc các chứng suy giảm thính lực chậm phát thì sẽ ảnh hưởng đến khả năng nghe hiểu. Khi sự nghe hiểu bị hạn chế thì trẻ sẽ càng bị hạn chế khả năng bật âm. 

Trẻ suy giảm thính lực cũng có thể thực hiện các hành động được yêu cầu nếu đó là hành động thường xuyên xảy ra. Do vậy, cha mẹ có thể hiểu lầm rằng trẻ không sao và phát hiện chậm

Từ những hiểu lầm thường gặp ở trên, cha mẹ nên chú ý hơn đến giai đoạn trẻ tập nói. Sự giao tiếp với cha mẹ là vô cùng cần thiết bởi kỹ năng nói không phải là một kỹ năng tự phát. Trẻ cần được khơi gợi khả năng sử dụng ngôn ngữ, thậm chí, có trẻ còn cần người lớn tác động để nảy sinh nhu cầu nói nhiều hơn.

Trẻ tập nói cần được tiếp xúc với ngôn ngữ càng sớm càng tốt

Trẻ tập nói

Để trẻ có được cơ hội tốt nhất thúc đẩy phát triển ngôn ngữ, cha mẹ cần nói với con về mọi thứ xảy ra xung quanh, trò chuyện mỗi ngày kể cả khi con chưa biết nói. Con có thể không hiểu được hết mọi nội dung mà cha mẹ muốn truyền tải, nhưng theo thời gian, trẻ vẫn dần dần tiếp nhận được hết những điều đó.

Các dấu hiệu cho thấy trẻ sắp bước vào giai đoạn tập nói:

  • Trẻ nghe hiểu lời cha mẹ
  • Trẻ cố gắng bắt chước lại từ ngữ mà cha mẹ nhắc đến trước đó
  • Trẻ đáp lại khi cha mẹ chào
  • Trẻ chủ động trò chuyện với cha mẹ bằng những âm thanh bi bô

Điều cha mẹ cần làm lúc này là lắng nghe và nói với con điều con muốn biết.

  • Cha mẹ cần trò chuyện với con thật nhiều để tích luỹ vốn từ vựng

Phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một quá trình dài trẻ tiếp nhận thông tin qua giao tiếp. Đây sẽ là những nguyên liệu để trẻ chọn lọc, ghi nhớ và nói bằng lời. Nếu cha mẹ không thường xuyên giao tiếp với con, trẻ sẽ không có đủ dữ liệu để kích thích khả năng ngữ âm. Từ đó, trẻ có thể mắc phải chứng chậm nói, ảnh hưởng lớn đến quá trình học và là việc sau này.

  • Cha mẹ cần tạo một môi trường sống có nhiều điều thú vị để khơi gợi trí tò mò, óc sáng tạo, kích thích trẻ nói nhiều hơn.

Môi trường sống là yếu tố quan trọng góp phần khơi gợi trí tò mò của trẻ. Trẻ sẽ sinh ra nhu cầu được hiểu biết về mọi thứ nhiều hơn lúc trước. Câu chuyện về đứa trẻ bị bỏ quên trong rừng, học theo cách sống và ngôn ngữ của bầy linh trưởng là một ví dụ về sự ảnh hưởng của môi trường đến khả năng ngôn ngữ. 

Cha mẹ sắp đặt một môi trường với nhiều điều thú vị cho con khám phá rồi giải đáp cho con điều con thắc mắc. Mỗi một quá trình trao đổi đó, cha mẹ đang cho trẻ có cơ hội được gia tăng vốn từ, hiểu biết nhiều hơn về môi trường xung quanh. Đồng thời khả năng bật âm của trẻ cũng được kích thích hiệu quả hơn bởi trẻ nhỏ dễ dàng ghi nhớ những nội dung liên quan để sở thích.

  • Cha mẹ nên chuẩn bị cho con những cuốn sách tranh sinh động, câu chuyện phong phú

Sách truyện, tranh ảnh là nguồn tài nguyên phong phú giúp kích thích sự sáng tạo cũng như khả năng phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Những hình ảnh, màu sắc khơi gợi sự liên tưởng, tưởng tượng của trẻ khi nói đến một sự vật, hiện tượng. Trẻ tập nói sẽ có thể ghi nhớ dễ dàng hơn so với việc chỉ tiếp nhận bằng lời nói vu vơ. 

Những nội dung mang tính giáo dục cũng hỗ trợ cha mẹ truyền đạt đến trẻ những từ ngữ đẹp, thông điệp nhân văn. Đây cũng là một biện pháp để cha mẹ xây dựng cho con cách ứng xử lễ phép, cách diễn đạt ý muốn rõ ràng hơn. Trẻ không chỉ đơn thuần ghi nhớ từ vựng, trẻ còn có thể phân biệt được các sự vật hiện tượng ngoài đời sống, ghi nhớ đặc điểm tính chất của chúng.

Bộ sách tranh song ngữ Việt-Anh của Kinderlove

Trong ảnh: Bộ sách tranh song ngữ Việt-Anh của Kinderlove

  • Con sẽ muốn tương tác với cha mẹ nếu cha mẹ có cách thức trao đổi tôn trọng, thú vị

Cách trao đổi của cha mẹ với con cái quyết định mức độ hiệu quả của quá trình trẻ tập nói. Nếu cách thức giao tiếp khiến trẻ cảm thấy khó chịu hoặc tẻ nhạt, con sẽ từ chối tiếp nhận thông tin bằng cách coi những lời nói của cha mẹ như một loại tạp âm diễn ra ngoài môi trường. 

Lý tưởng nhất là cha mẹ hãy coi mình là những người bạn để trò chuyện cùng con. Lắng nghe và quan sát trẻ là điều cần thiết để giúp cha mẹ điều chỉnh. Khi con đang tập trung “nghiên cứu” vấn đề nào đó, cha mẹ hãy để trẻ được yên tĩnh. Khi tham gia trò chuyện với con, cha mẹ hãy kiên nhẫn chờ đợi con phản ứng lại thay vì hối thúc. Lựa chọn những chủ đề con yêu thích để khơi gợi trẻ tương tác với cha mẹ. 

Cha mẹ tuyệt đối không nên cắt ngang hay áp đặt cách con chơi, nắn chỉnh phát âm quá nhiều. Chỉ cần con chịu nói, cha mẹ hãy khích lệ bằng những hành động vui vẻ, ấm áp. Trẻ rất thích được khen, cảm thấy tự tin và những lần sau sẽ tích cực nói hơn. Theo thời gian, con sẽ dần phát âm chuẩn hơn.

Trẻ tập nói cần sự kiên trì và kiến thức của cha mẹ

Giai đoạn tập nói là giai đoạn quan trọng trong quá trình phát triển khả năng sử dụng ngôn ngữ của trẻ. Trong đó, cha mẹ đóng vai trò quan trọng đối với hiệu quả của quá trình đó. Sự tương tác với cha mẹ là sự dẫn dắt để trẻ tích luỹ được vốn từ, học cách phát âm, học cách diễn đạt thành câu.  Y học đã chỉ ra rằng cha mẹ biết cách sử dụng phương pháp khoa học để thúc đẩy tiến trình phát triển ngôn ngữ cho trẻ thì có thể tối ưu khả năng ngôn ngữ của trẻ. Cha mẹ hãy tích cực cùng con trò chuyện, đọc sách, nghe nhạc, khám phá cuộc sống xung quanh để có thể khơi gợi tiềm năng trong trẻ.

 

Mọi thông tin liên hệ:

CÔNG TY TNHH KINDERLOVE

Viết bình luận:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: