Tầm Quan Trọng Của Việc Phát Triển Kỹ Năng Vận Động Tinh


Tầm Quan Trọng Của Việc Phát Triển Kỹ Năng Vận Động Tinh
Thứ Bảy, 01/10/2022 Đăng bởi: Kinderlove

Vận động tinh là gì?

Kỹ năng vận động tinh là những kỹ năng liên quan đến việc sử dụng tinh tế các cơ nhỏ điều khiển bàn tay và ngón tay. Những chuyển động nhỏ này hầu hết mọi người đều sử dụng một cách tự nhiên nên chúng ta thường không nghĩ đến. Tuy nhiên, các kỹ năng vận động tinh rất phức tạp. Chúng cần đến sự phối hợp nhịp nhàng giữa não và cơ bắp. Chúng được xây dựng dựa trên các kỹ năng vận động thô cho phép chúng ta thực hiện các chuyển động lớn hơn, như chạy hoặc nhảy. 

Các kỹ năng vận động tinh bắt đầu phát triển ở giai đoạn sơ sinh và tiếp tục cải thiện khi trẻ lớn hơn. Với sự phát triển của những kỹ năng này, một đứa trẻ có thể hoàn thành các công việc quan trọng như viết, tự xúc ăn, cài cúc và kéo khóa. Những khả năng này dần dần phát triển thông qua trải nghiệm và tiếp xúc với nhiều loại đồ chơi, vật liệu và thậm chí cả thực phẩm. 

Không phải tất cả trẻ em đều phát triển theo cùng một tốc độ. Nhưng có những cột mốc mà trẻ thường đạt được ở từng độ tuổi. Ví dụ, ở tuổi 5 hoặc 6, trẻ em thường có thể sao chép các hình dạng và chữ cái, đồng thời sử dụng thìa hoặc nĩa một cách dễ dàng. Đến 7 hoặc 8, chúng thường có thể tự buộc dây giày và cài nút và kéo khóa. 

Tại sao phát triển kỹ năng vận động tinh lại quan trọng? 

Các kỹ năng vận động tinh rất quan trọng để đứa trẻ học viết. Tiến sĩ Maria Montessori chỉ ra rằng sự phát triển của vận động tinh có liên quan trực tiếp đến sự phát triển của não bộ. Nhiều hoạt động vận động tinh liên quan đến những công việc chúng ta thường thực hiện trong cuộc sống. 

“Tóm lại, chúng ta có thể nói rằng hai yếu tố cơ học của việc viết chữ được tạo thành từ hai bài tập độc lập, đó là vẽ - giúp tay có khả năng cầm dụng cụ viết, và nhớ các chữ cái của bảng chữ cái- giúp thiết lập một bộ nhớ vận động cùng với bộ nhớ trực quan của các chữ cái. ”- Maria Montessori 

Đôi tay nhỏ bé của trẻ cần phát triển sự khéo léo và sức mạnh. Là cha mẹ, chúng ta có thể kích thích quá trình này bằng cách khuyến khích trẻ chơi, khám phá và tương tác với nhiều loại đồ dùng khác nhau. Đồ chơi, dây buộc quần áo, khóa kéo an toàn và bột nặn là một vài thứ chúng ta có thể thử dụng để giúp trẻ thực hành và tạo điều kiện phát triển vận động tinh. Thậm chí làm các công việc phù hợp với lứa tuổi trong nhà bếp là những cách tuyệt vời để giúp hình thành các kỹ năng vận động tinh. 

Những loại hoạt động “chơi” và kỹ năng thao tác này sẽ giúp chuẩn bị cho trẻ cách cầm và sử dụng bút màu, và là bước đầu tiên trong việc học tô màu, vẽ và cuối cùng là viết. Đây là lý do tại sao việc tạo ra các trải nghiệm học tập vận động tinh thực tế cho trẻ là rất quan trọng đối với phụ huynh và giáo viên. Mỗi ngôi nhà đều có các vật dụng có thể dễ dàng sử dụng để tạo ra các hoạt động vận động tinh cho trẻ nhỏ. 

Hoạt động phát triển vận động tinh hiệu quả cho bé 

  • Nằm sấp bụng: Đứa con bé nhỏ của bạn cần thời gian để đẩy ngực lên, chuyển từ bên này sang bên kia và cuối cùng chạm vào các đồ vật trước mặt, cả khi nằm sấp và khi nằm ngửa. 
  • Bốc ăn bằng ngón tay: Hãy để để con bạn tự bốc ăn càng nhiều càng tốt. Bốc thức ăn bằng ngón tay sẽ giúp trẻ phát triển khả năng cầm nắm (ngón cái và ngón trỏ kết hợp với nhau), đây là tiền đề cần thiết để cầm bút chì màu. 
  • Xây tháp gỗ: Giúp trẻ phát triển tính kiên nhẫn và kỹ năng phối hợp, sáng tạo và giải quyết vấn đề. 

Đồ chơi giáo dục Montessori của Kinderlove - Khối gỗ đầu tiên

Trong ảnh: Những khối gỗ đầu tiên trong Hộp đồ chơi Khám Phá cho các bé 8-9 tháng tuổi

  • Xâu chuỗi hạt: Tập cho trẻ thành thạo khả năng cầm nắm và khả năng phối hợp cả hai tay. Với các chuỗi hạt quá nhỏ, không nên để trẻ em một mình khi chơi với chuỗi hạt vì chúng có thể gây hóc. 

Đồ chơi giáo dục Montessori Xâu chuỗi hạt

Trong ảnh: Xâu chuỗi hạt trong Hộp đồ chơi Phối Hợp cho các bé 16-17 tháng tuổi

  • Chơi với bột nặn: Một trong những cách tốt nhất để xây dựng sức mạnh của đôi tay là chơi với bột nặn, đất sét hoặc một loại bột tương tự không độc hại và dễ nhồi nặn. Trẻ có thể nhào nặn nhiều thứ lấy cảm hứng từ môi trường xung quanh hoặc từ thiên nhiên. Chơi nặn bột và đất sét là một hoạt động thư giãn tuyệt vời mà trẻ em thường rất vui được làm hàng ngày. 
  • Phối hợp hai tay: Bất kỳ hoạt động nào khuyến khích con bạn phối hợp cả hai tay với nhau sẽ giúp con phát triển vận động tinh hiệu quả. Một ví dụ là lăn một viên bột nặn thành một “con rắn” dài và sau đó cắt nó bằng một con dao nhựa. 
  • Vặn ốc vít: Đây là những công cụ tuyệt vời giúp trẻ vận động cổ tay và phối hợp tay mắt. Bạn chỉ nên cho trẻ sử dụng các ốc vít lớn. 

Đồ chơi giáo dục cho bé Vặn ốc vít

Trong ảnh: Vặn ốc vít trong Hộp đồ chơi Thử Thách cho các bé 20-21 tháng tuổi

  • Sắp các núm gỗ: Đây là một hoạt động hoàn hảo cho trẻ để học màu sắc và cách tạo ra các mẫu hình đơn giản. 

Núm gỗ xếp chồng - Đồ chơi Montessori của Kinderlove

Trong ảnh: Núm gỗ xếp chồng trong Hộp đồ chơi Độc Lập cho các bé 22-23 tháng tuổi

  • Xúc thìa và chuyền: Các hoạt động này luôn được các bé yêu thích. Bạn thường có thể dùng những chiếc bát, đĩa bằng nhựa, gỗ , hay cái giỏ nhỏ cùng với đũa và thìa xinh xắn để làm cho hoạt động này trở nên hấp dẫn hơn. 

Hoạt động chuyền phát triển vận động tinh

Trong ảnh: Hoạt động chuyền phát triển vận động tinh

  • Chơi với cát: Hoạt động kích thích cảm giác giúp phát triển cơ bắp trên các ngón tay nhỏ. Đây cũng là một hoạt động tuyệt vời giúp trẻ phát triển thói quen chơi độc lập không bị gián đoạn. 
  • Geoboards: Hoạt động này được trẻ em từ 4-7 tuổi yêu thích. Trẻ học cách tạo ra các hình mẫu và xây dựng hình bằng cách sử dụng dây cao su. 
  • Vẽ bằng ngón tay: Hãy khuyến khích trẻ vẽ bằng ngón tay, bằng sơn, hay các chất liệu an toàn. Cha mẹ thường dễ bỏ qua hoạt động này vì nó có thể khá lộn xộn. Tuy nhiên, đây là một cơ hội tuyệt vời để dạy trẻ dọn dẹp sau khi vẽ xong. 
  • Tô màu: Khi con bạn tỏ ra thích thú với việc tô màu, thường ở độ tuổi khoảng 2 1/2 - 3 tuổi, hãy nhớ cung cấp những cây bút màu nhỏ vừa vặn với bàn tay bé nhỏ của trẻ. Vẽ tranh không chỉ là một hoạt động tập viết hiệu quả, nó còn rất tốt cho sức khỏe tinh thần và giúp trẻ thể hiện bản thân. 
  • Sắp hình với các nút nhỏ: Những trò chơi sắp hình có thể giúp trẻ học cách điều khiển các đồ vật thông qua việc xoay, đặt và lật các mảnh. Chúng rất thích hợp để chuẩn bị cho các ngón tay cầm bút chì. 

Đồ chơi giáo dục Montessori Ghép hình động vật

Trong ảnh: Ghép hình động vật trong Hộp đồ chơi Thử Thách cho các bé 20-21 tháng tuổi

  • Cài nút và thắt dây: Thực hành cài và cởi cúc áo, kéo khóa, móc dây buộc hoặc buộc dây giúp hình thành sức mạnh ngón tay và sự khéo léo. 

Hoạt động Montessori Thực hành thắt dây

Trong ảnh: Thực hành thắt dây

  • Thực hành với ghim treo quần áo: Cho con bạn treo tranh, trang màu hoặc quần áo trên dây phơi bằng những chiếc ghim quần áo có lò xo. Hoạt động này xây dựng sức mạnh gọng kìm của bàn tay. 
  • Gắp bằng nhíp: Trẻ em có thể tập gắp các vật to nhỏ khác nhau bằng nhíp để giúp tăng cường sức mạnh các ngón tay và khả năng phối hợp tay . 

stars_and_tweezers_bg0_3abd682128564cbb994e36ff4352338c_large

Trong ảnh: Hoạt động chuyền bằng kẹp

  • Nấu ăn và chuẩn bị thức ăn: rèn luyện các ngón tay và khuyến khích trẻ phối hợp tay mắt, tăng khả năng sáng tạo và nâng cao sự tự tin. 

 

Hoạt động Montessori Hoạt động cán bột

Trong ảnh: Hoạt động cán bột

 

Tìm kiếm các cơ hội trong ngày để con bạn có thể thao tác với các đồ vật nhỏ, đẩy và kéo bằng bàn tay và ngón tay cũng như thực hành các cử động nhỏ phức tạp. Nhận thức được những cơ hội này là bước đầu tiên giúp con bạn phát triển các kỹ năng vận động tinh. 

Hoạt động yêu thích của bạn để giúp con phát triển vận động tinh là gì?

 

Mọi thông tin liên hệ:

CÔNG TY TNHH KINDERLOVE

Viết bình luận:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: