-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Thứ Ba,
20/02/2024
Đăng bởi: Kinderlove Team
Trong quá trình phát triển của trẻ, giai đoạn sơ sinh là một giai đoạn cực kỳ quan trọng nên không ít cha mẹ, đặc biệt là những cha mẹ lần đầu rất lo lắng tình trạng có tiếng “ọc ọc” phát ra từ bụng đồng thời xì hơi của con. Qua bài viết này, Kinderlove sẽ mang đến cái nhìn đầy đủ và chi tiết nhất về hiện tượng trẻ sơ sinh bị sôi bụng xì hơi nhiều ở trẻ.
1. Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị sôi bụng xì hơi nhiều
Để dẫn đến hiện tượng bụng bị sôi và trẻ bị xì hơi, có rất nhiều nguyên nhân như mẹ có thói quen ăn uống không tốt khi còn mang thai con, cách mẹ cho con bú hoặc là do nguyên nhân nghiêm trọng hơn như con không hấp thu đường lactose trong sữa, hệ tiêu hóa của con bị nhiễm khuẩn.
Nguồn sữa mẹ không được tốt đôi khi cũng là nguyên nhân
Mẹ có thói quen ăn uống không tốt: Hiện tượng trẻ sơ sinh bị sôi bụng và xì hơi nhiêu có thể bắt nguồn từ chất lượng sữa mẹ mà con uống không được tốt. Bởi sữa mẹ được nhiều chuyên gia chứng minh là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho con ở giai đoạn sơ sinh. Nếu mẹ có chế độ ăn quá nhiều dầu mỡ, cay nóng, tái sống,.. có thể ảnh hưởng nhiều đến chất lượng sữa của mẹ.
Mẹ cho con bú không đúng cách: Việc con không bú đúng cách (cách con ngậm ti chưa đúng hoặc ngậm bình có kích thước núm vú chưa phù hợp) dễ khiến con nhận lượng sữa không đủ và ngược lại, nuốt nhiều không khí vào dạ dày. Từ đó, hiện tượng no hơi ở trẻ sơ sinh sẽ xảy ra, làm trẻ không ngủ ngon, cân tăng chậm và sôi bụng.
Đường lactose trong sữa không được con hấp thu: Điều này khiến ruột non của con không hấp thu đủ enzyme lactase để tiêu hóa lactose. Từ đó, lactose không được tiêu hóa qua sẽ di chuyển xuống ruột già và tương tác với vi khuẩn, gây tiêu chảy, chướng bụng và đặc biệt là sôi bụng.
Hệ tiêu hóa nhiễm khuẩn: Trẻ có hiện miễn dịch yếu hơn rất nhiều so với người lớn, đặc biệt là hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh là vô cùng yếu. Chính vì thế chỉ cần cha mẹ không chú ý hành vi của mình, dù chỉ là một ít như vệ sinh tay không kỹ trước khi cho con bú, không vệ sinh bình sữa, ti giả sạch sẽ,… cũng đủ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn đường ruột (E.Coli, Shigella, Salmonella,…) phát triển mạnh mẽ, dẫn đến nhiễm khuẩn đường tiêu hóa. Từ đó, trẻ sẽ có các triệu chứng như sôi bụng, tiêu chảy, sốt…
Rối loạn hệ khuẩn ở ruột do dùng kháng sinh: Kháng sinh có tác dụng diệt vi khuẩn. Vì vậy, một số kháng sinh đường uống sẽ diệt các chủng lợi khuẩn trong đường tiêu hóa, làm rối loạn hệ khuẩn ở ruột dẫn đến trẻ có thể sẽ bị tiêu chảy.
2. Trẻ sơ sinh bị sôi bụng xì hơi ảnh hưởng gì sức khỏe không?
Khi bụng trẻ phát ra âm thanh “ọc ọc” thì có thể hiểu nhu động ruột của trẻ đang hoạt động. Khi nhu động ruột tăng lên thì tiếng “ọc ọc” cũng sẽ to hơn và phát ra với tần số nhiều hơn. Đồng thời cũng sẽ xuất hiện hiện tượng xì hơi để đẩy khí trong ruột ra ngoài. Đối với một trẻ sơ sinh, nếu trẻ vẫn tăng cân tốt mà vẫn có hiện tượng trẻ sơ sinh bị sôi bụng kèm xì hơi nhiều hoàn toàn là sinh lý bình thường. Tuy nhiên, trong một số trường hợp hiện tượng sôi bụng nhiều lại là dấu hiệu cảnh báo cho một bệnh lý ở trẻ. Trong trường hợp này, ba mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ nhi khoa để tìm hiểu nguyên nhân và điều trị thích hợp.
Âm thanh “ọc ọc” từ bụng trẻ là một dấu hiệu
Một số dấu hiệu giúp nhận biết trẻ sơ sinh bị sôi bụng xì hơi nhiều là do bệnh lý:
Trẻ thường xuyên bị sôi bụng kèm nôn trớ, ọc sữa.
Trẻ tiêu phân lỏng kèm với sốt hoặc không.
Trẻ quấy khóc nhiều, bỏ bú hoặc lừ đừ.
3. Cách chữa trẻ sơ sinh bị sôi bụng xì hơi
Đối với trường hợp trẻ sơ sinh bị sôi bụng xì hơi nhiều nhưng không xuất hiện các dấu hiệu cảnh báo như đi tiêu phân lỏng, bỏ bú, quấy khóc, sốt thì bố mẹ có thể áp dụng một số biện pháp sau:
Giúp trẻ tiêu hóa dễ dàng: Cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong giai đoạn sơ sinh hoặc dùng sữa công thức có hàm lượng lactose thấp (chú ý khi pha nên khuấy nhẹ tay để hạn chế bọt khí và để bình sữa đứng thẳng trong 5-10 phút để bọt khí tan trước khi cho con bú).
Đảm bảo nguồn sữa chất lượng và đủ cho con: Mẹ thiết kế chế độ ăn uống ngủ nghỉ hợp ý trong giai đoạn con bú sữa mẹ, đồng thời tập cho con bú đúng cách.
Đảm bảo vệ sinh: Vệ sinh tay, bình sữa, núm vú giả đúng cách để tránh tình trạng đường tiêu hóa của trẻ bị nhiễm khuẩn.
Đưa con đi bác sĩ khám: nếu có sôi bụng kèm tiêu lỏng, sốt hay bỏ bú.
Cần đảm bảo vệ sinh để tình trạng của trẻ không nặng hơn
Trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh bị sôi bụng cần lưu ý đến các dấu hiệu và thực hiện biện pháp chăm sóc đúng cách là quan trọng. Hiểu rõ nguyên nhân và áp dụng những biện pháp phòng ngừa, điều trị, giúp cha mẹ có thể kiểm soát tốt được tình trạng sức khỏe của trẻ. Đồng thời, sự hỗ trợ từ bác sĩ và chuyên gia y tế sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sức khỏe của trẻ được tốt nhất và phát triển đúng theo từng giai đoạn. Hy vọng với những chia sẻ này của Kinderlove có thể giúp ích cho các bạn chăm sóc trẻ trong những giai đoạn đầu đời. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi!
Mọi thông tin liên hệ:
CÔNG TY TNHH KINDERLOVE
Website: https://kinderlove.vn
Zalo: 0334549012
Email: hello@kinderlove.vn
Bài viết khác:
- Chế Độ Dinh Dưỡng Cho Trẻ Sơ Sinh Và Trẻ Nhỏ - Những Điều Cần Biết
- Các Vấn Đề Sức Khỏe Trẻ Sơ Sinh Thường Gặp: Điều Gì Bố Mẹ Cần Biết?
- Trẻ Sơ Sinh Bị Ho: Ba Mẹ Đừng Xem Nhẹ! Nguyên Nhân & Cách Trị
- Mẹ Cho Bé 7 Tháng Tuổi Ăn Gì? Thực Đơn Ăn Dặm Siêu Hấp Dẫn
- Tips Cho Con Bú Đúng Cách Sữa Về Nhiều Không Bị Sặc
- 5 Nguyên Nhân Khiến Trẻ Khóc Đêm & Giải Pháp Dành Cho Ba Mẹ