-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Thứ Hai,
19/02/2024
Đăng bởi: Kinderlove Team
Giao mùa là thời điểm trẻ bị nghẹt mũi thường xuyên cùng các bệnh hô hấp khác như viêm mũi, viêm họng,... Nhưng lại có một số trường hợp trẻ bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi hay trẻ bị nghẹt mũi lâu ngày không khỏi, làm bố mẹ hoang mang. Hãy cùng Kinderlove tìm hiểu trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi có nguy hiểm gì không và cách xử lý tình trạng này nhé!
1. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh nghẹt mũi không chảy mũi
Theo các bác sĩ tai mũi họng cho biết thì tình trạng trẻ bị nghẹt mũi không tự nhiên phát bệnh mà nó còn đi kèm với các bệnh khác như cảm cúm, cảm lạnh, nhiễm trùng, nhiễm khuẩn,… Một số nguyên nhân phổ biến khiến trẻ bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi:
Nghẹt mũi là dấu hiệu của một số bệnh khác
Cảm cúm: Khi bị cảm cúm sẽ kèm theo các triệu chứng như ho, sốt, nghẹt mũi nhưng nếu trẻ không chảy nước mũi hoặc bị sổ mũi thì có thể hiểu đây là cơ chế phản vệ tự nhiên của cơ thể để chống lại virus cúm. Thông thường bệnh này sẽ khỏi từ sau 3 đến 5 ngày, tuy nhiên có nhiều trường hợp chất nhầy ở mũi tiết ra nhiều làm bí tắt một hoặc cả 2 lỗ mũi của trẻ, làm chất nhầy không chảy ra được nên bị nghẹt mũi.
Viêm xoang: Viêm xoang là tình trạng viêm mạc xoang, sưng viêm khoang rỗng nằm phía sau xương gò má và trán. Tình trạng này tích tụ chất lỏng hoặc chất nhầy bên trong khoang mũi, dẫn đến trẻ bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi. Tuy nhiên bệnh này ở trẻ em khó phát hiện vì có nhiều triệu chứng tương tự như bị cảm. Nếu phát hiện trẻ bị viêm xoang bố mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Viêm mũi dị ứng: Vào những thời điểm giao mùa trong năm, đặc biệt là vào mùa đông, thời tiết thay đổi thất thường. Đối với một số trẻ có cơ thể nhạy cảm, chưa thích nghi kịp với thời tiết sẽ dễ bị cảm kèm theo các vấn đề khác như trẻ bị nghẹt mũi, hắt hơi. Khi cơ thể thích nghi được với thời tiết, tình trạng này sẽ được giảm dần. Nhưng nếu trẻ bị nghẹt mũi, trẻ bị sổ mũi kéo dài không khỏi, bố mẹ cần lưu ý và tìm phương pháp chữa trị để tránh bệnh phát triển thành những biến chứng nghiêm trọng hơn.
Trẻ có dị vật trong mũi: Đây cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi. Ngoài ra khi có dị vật trong mũi, trẻ sẽ khó thở và thở khò khè. Trường hợp này hiếm khi xảy ra, nhưng khi bố mẹ phát hiện có dị vật trong mũi của trẻ thì tới cơ sở ý tế gần nhất, để dùng các thiết bị y tế lấy dị vật ra. Bố mẹ tránh tự lấy, làm tổn thương mũi của trẻ và có thể gây nhiễm trùng.
Mắc các bệnh về đường hô hấp: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất khiến trẻ bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi. Một số bệnh về đường hô hấp có đi kèm nghẹt mũi như, viêm phế quản, viêm amidan, viêm phổi,…Đối với trường hợp này bố mẹ nên đưa trẻ tới bệnh viện để kiểm tra.
2. Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi không chảy mũi
Nghẹt mũi là tình trạng khoang mũi có dịch nhầy ngăn bít khiến khoang mũi bị tắc nghẽn gây cản trở đường di chuyển của không khí trong quá trình hô hấp. Nghẹt mũi có thể không khiến trẻ bị chảy nước mũi, vì dịch nhầy xuất hiện ở sâu bên trong, nhưng sẽ khiến trẻ khó thở, quấy khóc, đặc biệt là khi nằm ngủ và ăn uống. Khi bị nghẹt mũi trẻ thường bỏ ăn và đòi bế liên tục. Ngoài ra, trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi có thể xuất hiện một số triệu chứng đi kèm như:
Ho
Sốt
Hắt hơi
Chảy nước mũi
Hơi thở nặng
Ngáy
Trẻ thường thở khò khè hoặc quấy khóc khi bị nghẹt mũi
Dấu hiệu phổ biến ở trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi là sổ mũi, thở khò khè, quấy khóc. Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi rất dễ chuyển thành ho có đờm. Do trẻ còn quá nhỏ nên không biết khạc đờm ra ngoài dẫn đến tình trạng ho khan, nôn trớ, viêm họng, viêm phổi...
3. Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi không chảy mũi phải làm sao?
Để biết được biện pháp xử lý phù hợp, cần xác định chính xác nguyên nhân trẻ bị nghẹt mũi là do đâu. Cách tốt nhất, bố mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ để được chẩn đoán và nghe lời khuyên của bác sĩ để điều trị dứt điểm cho trẻ. Đối với trẻ sơ sinh bố mẹ tuyệt đối không nên tự mua thuốc về cho trẻ uống. Việc này có thể gây ra những hậu quả nghiệm trọng nếu thuốc không được kê đúng bệnh và đúng liều lượng phù hợp dẫn đến nhiều tác dụng phụ không mong muốn.
Nên dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ
Ở nhà, bố mẹ có thể thực hiện các biện pháp sau để giảm nghẹt mũi cho trẻ.
Vệ sinh mũi cho trẻ: Khi trẻ bị nghẹt mũi, bố mẹ có thể hút mũi hoặc vệ sinh mũi thường xuyên có trẻ để loại bỏ chất nhầy trong khoang mũi giúp trẻ dễ thở hơn. Nên sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi cho trẻ giúp nhanh tan đờm và có thể sát khuẩn. Khi xịt mũi bố mẹ nên để trẻ nằm nghiêng và đầu phải cao hơn chân để tránh trẻ bị sặc nước.
Xông ấm cho trẻ: Đây là một mẹo chữa nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh. Nên cho thêm một ít tinh dầu tràm trà hoặc dầu khuynh diệp vào nước ấm để có hiệu quả tốt hơn. Khi trẻ hít phải hơi ấm có chưa tinh dầu giúp nhanh tan đờm, thông thoáng mũi và dễ thở hơn.
Massage mũi cho trẻ: Khi massage mũi cho trẻ cũng giúp giảm tình trạng trẻ bị nghẹt mũi. Điều này làm cho máu lưu thông dễ dàng, làm loãng chất nhầy trong mũi từ đó sẽ giảm thiểu tình trạng tắc nghẽn hoặc sưng viêm trong khoang mũi.
4. Khi nào cho trẻ sơ sinh đi khám bác sĩ?
Khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi, mặc dù đôi khi có thể chỉ là một vấn đề nhỏ, nhưng cũng có những tình trạng nguy hiểm cần được bác sĩ tư vấn thăm khám điều trị. Phụ huynh cần lưu ý đến các dấu hiệu sau đây và đưa trẻ đến các cơ sở y tế, bệnh viện sớm nhất:
Khó thở: Nếu bạn thấy trẻ đang thở rất khó khăn, sử dụng các cơ hỗ trợ thở như cơ hoành và cơ ngực một cách rõ rệt, hoặc trẻ thở nhanh và khò khè, đây có thể là biểu hiện của một tình trạng nguy hiểm như viêm phế quản, hoặc viêm phổi.
Thay đổi màu da: Sự thay đổi màu da, đặc biệt là da nhợt nhạt hoặc xanh, môi và móng tay xanh có thể là dấu hiệu cảnh báo thiếu oxy, cần phải được xử lý ngay. Nếu trẻ khóc không có nước mắt, đây cũng là dấu hiệu cảnh báo mất nước.
Khó nuốt hoặc khó uống: Nếu trẻ có vẻ khó nuốt hoặc không muốn uống nước, điều này có thể gây ra mất nước hoặc không nhận đủ dinh dưỡng. Điều này cần được bố mẹ và các bác sĩ chăm sóc và điều trị kịp thời.
Đau và khó chịu liên tục: Nếu trẻ liên tục quấy khóc, khó chịu đó có thể là dấu hiệu của viêm xoang, viêm tai giữa, hoặc một tình trạng đau khác cần được chẩn đoán và điều trị.
Cần cho trẻ đến bác sĩ nếu tình trạng trở nặng
5. Các lưu ý khi chăm sóc trẻ nghẹt mũi không chảy mũi
Môi trường trong lành:
Vệ sinh nhà cửa, đồ dùng, đồ chơi của trẻ sạch sẽ.
Vệ sinh điều hòa thường xuyên để không khí không bị nhiễm khuẩn.
Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với khói bụi, khói thuốc lá.
Hạn chế cho trẻ ngửi các mùi dễ kích ứng như nước hoa.
Không để trẻ tiếp xúc quá gần với các vật nuôi, có thể khiến lông vật nuôi bay vào mũi trẻ.
Giữ phòng ấm và ẩm:
Giữ ấm cho trẻ. Tránh để trẻ tiếp xúc với nơi lạnh hoặc gió lạnh. Môi trường ấm áp có thể giúp giảm cảm giác nghẹt mũi.
Nếu cho trẻ nằm điều hòa cần bổ sung đầy đủ độ ẩm trong không khí. Sử dụng máy tạo ẩm để làm tăng độ ẩm trong không khí, giúp giảm sưng nghẹt và làm dịu màng nhầy mũi.
Bổ sung nước cho cơ thể: Cho trẻ uống sữa để cơ thể có đủ nước, giúp làm mềm nhầy mũi và làm dịu họng, giảm cảm giác khó chịu
Thảo luận với bác sĩ: Trong trường hợp trẻ bị nghẹt mũi lâu ngày không khỏi cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế uy tín để khám.
Cần cho trẻ sống trong môi trường lành mạnh và an toàn
Trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi không chảy mũi cần lưu ý đến các dấu hiệu và thực hiện biện pháp chăm sóc đúng cách là quan trọng. Hiểu rõ nguyên nhân và áp dụng những biện pháp phòng ngừa, điều trị, giúp cha mẹ có thể kiểm soát tốt được tình trạng sức khỏe của trẻ. Đồng thời, sự hỗ trợ từ bác sĩ và chuyên gia y tế sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sức khỏe của trẻ được tốt nhất và phát triển đúng theo từng giai đoạn. Hy vọng với những chia sẻ này của Kinderlove có thể giúp ích cho các bạn chăm sóc trẻ trong những giai đoạn đầu đời. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi!
Mọi thông tin liên hệ:
CÔNG TY TNHH KINDERLOVE
Website: https://kinderlove.vn
Zalo: 0334549012
Email: hello@kinderlove.vn
Bài viết khác:
- Chế Độ Dinh Dưỡng Cho Trẻ Sơ Sinh Và Trẻ Nhỏ - Những Điều Cần Biết
- Các Vấn Đề Sức Khỏe Trẻ Sơ Sinh Thường Gặp: Điều Gì Bố Mẹ Cần Biết?
- Trẻ Sơ Sinh Bị Ho: Ba Mẹ Đừng Xem Nhẹ! Nguyên Nhân & Cách Trị
- Mẹ Cho Bé 7 Tháng Tuổi Ăn Gì? Thực Đơn Ăn Dặm Siêu Hấp Dẫn
- Tips Cho Con Bú Đúng Cách Sữa Về Nhiều Không Bị Sặc
- 5 Nguyên Nhân Khiến Trẻ Khóc Đêm & Giải Pháp Dành Cho Ba Mẹ