-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Thứ Năm,
15/12/2022
Đăng bởi: Kinderlove
Nếu em bé của bạn khóc, khóc và khóc—đôi khi kéo dài hàng giờ, mặc dù bạn đã cố gắng hết sức để vỗ về trẻ—thì trẻ có thể nằm trong số 40% trẻ sơ sinh bị đầy hơi bụng.
Từ 'colic' bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp cổ đại có nghĩa là ruột, vì những đứa trẻ bị đau bụng do đầy hơi từng được cho là có vấn đề về dạ dày. Tuy nhiện, ngày nay người ta tin rằng tình trạng này không nhất thiết phải liên quan đến hệ thống tiêu hóa của em bé. Trong khi các lý thuyết khác nhau tồn tại, những lý do chính xác cho tình trạng đầy hơi bụng vẫn chưa được biết.
Em bé bị đau bụng sẽ rất khó chịu. Tuy vậy, may mắn thay, việc này sẽ dần hết khi bé lớn hơn một chút, và nó không ảnh hưởng xấu gì đến trẻ sau này.
Xem thêm: Vì Sao Trẻ Khóc Dạ Đề? Ba Mẹ Cần Làm Gì
Sự thật về chứng đầy hơi bụng ở trẻ sơ sinh
- Đầy hơi bụng được xác định theo “quy tắc 3”: khóc không nguôi từ 3 giờ trở lên trong 3 ngày trở lên mỗi tuần trong 3 tuần trở lên.
- Ước tính có khoảng 10% đến 40% trẻ sơ sinh bị đau đầy hơi bụng.
- Colic có xu hướng đạt đỉnh vào khoảng 6 tuần; hầu hết trẻ sơ sinh sẽ hết colic vào khoảng từ 3 đến 6 tháng.
- Tỷ lệ bị colic không khác nhau gì giữa các giới tính, tình trạng kinh tế xã hội, tuổi thai và phương pháp cho bú (sữa công thức so với sữa mẹ).
- Đau bụng được chẩn đoán theo phương pháp “loại trừ”, có nghĩa là bác sĩ chỉ có thể chẩn đoán nó sau khi loại trừ các nguyên nhân khác.
Làm thế nào để giúp trẻ dễ chịu hơn khi bị đầy hơi bụng
- Bắt đầu bằng cách hỏi ý kiến bác sĩ nhi khoa, họ có thể giúp xác định xem có lý do nào giải thích cho việc con bạn khóc dai dẳng hay không.
- Hãy thử 5 điều sau: im lặng (hoặc dùng máy tạo tiếng ồn); quấn người bé; cho bú (núm vú giả, bình sữa hoặc cho trẻ bú mẹ); nằm nghiêng (có người giám sát; trẻ luôn cần nằm ngửa khi ngủ); và đung đưa nhẹ nhàng qua lại. Những hành động làm bé có cảm giác như khi nằm trong bụng mẹ và có thể giúp xoa dịu bé.
- Sử dụng chuyển động để làm trẻ dễ chịu hơn. Bạn có thể lái xe chở bé đi loanh quanh, địu bé trước ngực và đi dạo,...
- Thử cho bé ợ hơi hoặc đạp chân: Khi trẻ đang nằm ngửa, nhẹ nhàng đẩy một đầu gối về phía ngực của trẻ, sau đó kéo thẳng ra và đầy đầu gối kia về ngực trẻ (tương tự như việc trẻ đạp xe đạp)
- Giúp trẻ ngủ nhanh và đủ: Trẻ bị đầy bụng thường không ngủ ngon, và việc ngủ không đủ giấc chỉ khiến trẻ càng cáu kỉnh hơn. Khi cho trẻ bú vào ban đêm, hãy để đèn mờ, không nói chuyện hoặc chơi đùa, và cho trẻ ngủ lại càng nhanh càng tốt.
- Ở cạnh trẻ: Có thể sẽ rất khó khăn khi ở bên cạnh một đứa trẻ không ngừng khóc, đặc biệt là trong những tháng đầu tiên khi bố mẹ cũng mệt mỏi và thiếu ngủ, nhưng việc ở cạnh vỗ về ôm ấp bé là rất quan trọng để bé vượt qua được giai đoạn khó khăn này.
Làm thế nào để giúp chính bạn khi chăm sóc trẻ
- Tự nhủ rằng bạn đang làm hết sức mình: Đau bụng do đầy hơi có thể thực sự khó khăn đối với cha mẹ và người chăm sóc trẻ. Bạn có thể cảm thấy căng thẳng, vô vọng, và trầm cảm. Hãy tự nhủ rằng bạn đang cố gắng, và đừng nghĩ rằng việc bé bị colic là do cách chăm sóc trẻ của bạn.
- Đón nhận sự giúp đỡ: Chăm sóc em bé bị đầy hơi bụng không phải là công việc của một người. Nếu gia đình, bạn bè tình nguyện giúp đỡ, hãy sẵn sàng đón nhận.
- Sử dụng tai nghe để loại bỏ bớt tiếng khóc. Khi bé đau bụng và khóc, tất cả những gì bé thực sự cần là được bế — nhưng việc nghe bé khóc hàng giờ đồng hồ có thể khiến bạn vô cùng mệt mỏi. Sử dùng tai nghe để loại bỏ bớt tiếng ồn có thể giúp việc ôm con và ở cạnh con lúc này dễ chịu hơn.
- Lưu ý các giới hạn của bản thân bạn. Hội chứng em bé bị rung lắc là một tình trạng nghiêm trọng thường do những người chăm sóc trẻ bị quá căng thẳng và trầm cảm. Nếu bạn cảm thấy mình không thể chịu đựng được nữa hay bạn đang hơi nặng tay với bé, hãy đặt bé ở một nơi an toàn (chẳng hạn như trong cũi) và bước ra xa. Bạn có thể để con bạn khóc trong khi bạn bình tĩnh lại. Nếu có thể, hãy nhường bé cho người khác chăm sóc một chút.
Mọi thông tin liên hệ:
CÔNG TY TNHH KINDERLOVE
Website: https://kinderlove.vn
Zalo: 0334549012
Email: hello@kinderlove.vn
Bài viết khác:
- Chế Độ Dinh Dưỡng Cho Trẻ Sơ Sinh Và Trẻ Nhỏ - Những Điều Cần Biết
- Các Vấn Đề Sức Khỏe Trẻ Sơ Sinh Thường Gặp: Điều Gì Bố Mẹ Cần Biết?
- Trẻ Sơ Sinh Bị Ho: Ba Mẹ Đừng Xem Nhẹ! Nguyên Nhân & Cách Trị
- Mẹ Cho Bé 7 Tháng Tuổi Ăn Gì? Thực Đơn Ăn Dặm Siêu Hấp Dẫn
- Tips Cho Con Bú Đúng Cách Sữa Về Nhiều Không Bị Sặc
- 5 Nguyên Nhân Khiến Trẻ Khóc Đêm & Giải Pháp Dành Cho Ba Mẹ